Sunday, October 25, 2015

Mua nhà chung cư hiện nay đang là lựa chọn của nhiều người, nhất là các gia đình trẻ. Dưới đây là những lưu ý đặc biệt quan trọng bạn cần biết khi quyết định mua chung cư.



1. Tìm hiểu kĩ về chủ đầu tư
- Đây là yếu tố quan trọng nhất khi bạn chọn mua nhà chung cư. Có đến 50% người mua chung cư trên địa bàn Hà Nội có vấn đề với chủ đầu tư. Tiến độ chậm hoặc bỏ hẳn không xây, bán nhà kiểu "Cuội bán vịt trời", bán nhà tính giá bằng đô, góp vốn một giá, khi lên hợp đồng một giá, chất lượng cẩu thả, thu phí giá trên trời ... hiếm ai không gặp những tai nạn trên.

2. Khoảng cách và thời gian
- Cụ thể là khoảng cách từ dự án đến trung tâm thành phố, các dự án cách trung tâm dưới 15 phút chạy xe thường được ưa thích nhất và bán chạy nhất so với tất cả các dự án khác. Tuy nhiên, khoảng cách không phải là tất cả. Nếu dự án ở vùng ngoại ô, nhưng có hạ tầng tốt, giao thông thuận tiện, thiết kế đẹp thì cũng vẫn có thể hút khách.

3. Phong thuỷ
- Phong thủy tốt là những nơi có địa thế “ tiền thủy, hậu sơn ”, hoặc đơn giản hơn là “ gần sông, hồ ”. Chính vì lẽ đó, có không ít chủ đầu tư như Vingroup, Phú Mỹ Hưng… đã mạnh tay đầu tư trong khu đô thị của mình những dòng sông, ngọn núi nhân tạo. Sự đầu tư này thực sự không uổng phí và đã làm gia tăng giá trị cho dự án lên bội phần. Nếu ngân sách không cho phép bạn mơ mộng, thì với kinh nghiệm mua nhà đất này bạn hoàn toàn có thể tự lựa chọn một dự án có địa thế đẹp với một mức giá hợp lý.

4. Môi trường
- Vì căn nhà bạn sắp lựa chọn có thể là nơi bạn dành cả phần đời của mình và thậm chí của cả con cháu ở đó, nên cần phải dành thời gian nghiên cứu thật kỹ môi trường sống ở đó. Những nơi có môi trường kém như: ô nhiễm tiếng ồn, rác thải, mật độ dân cư đông… sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bạn và gia đình, có khi sẽ khiến bạn “bỏ của chạy lấy người”. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng lâu dài nên bạn nhất định phải tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng và là kinh nghiệm mua nhà đất mà bạn không nên bỏ qua.

5. Phí chung cư, tiện ích
- Bạn nên tìm hiểu các loại phí chung cư cần phải trả hàng tháng có phù hợp hoặc chấp nhận được không? Phí chung cư hiện nay là vấn đề các bạn phải cân nhắc thệt kỹ trước khi mua.
- Các tiện ích công cộng khác như: chỗ gởi xe máy, xe hơi, chỗ sinh hoạt công cộng như phòng lớn để phục vụ khi có hữu sự như hiếu, hỉ…bể bơi, trung tâm thể dục, thang máy….và các tiện ích khác.

6. Hạ tầng xã hội
- Chúng ta cần một ngôi nhà để ở. Nhưng hơn thế, chúng ta cần một môi trường tốt để sinh sống. Ở nơi đó có đầy đủ mọi tiện ích để phục vụ cho đời sống của gia đình bạn. Đó là trường học, siêu thị, bệnh viện, công viên… Các dự án lớn thường được đầu tư đồng bộ nên cư dân ở đó có thể tìm thấy mọi dịch vụ quanh nơi mình sinh sống. Các dự án nhỏ bị hạn chế ở mặt này.
- Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người mua nhà chia sẻ thì với tình hình thị trường cạnh tranh như ngày nay, ở các dự án nhỏ, bạn vẫn có thể thấy sự hiện diện của trường mầm non, bể bơi, trung tâm thể thao, thậm chí là phòng khám, rạp chiếu phim… ngay bên trong tòa nhà chung cư.

7. Hạ tầng kỹ thuật
- Trong tất cả các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật bên ngoài, yếu tố về đường giao thông là quan trọng nhất. Những dự án có vị trí đắc địa, giao thông thuận tiện thường có giá cao hơn và thanh khoản tốt hơn so với các dự án khác.

8. Chỗ đỗ xe
- Báo chí đã từng đưa tin về rất nhiều tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư xung quanh câu chuyện phí gửi xe. Để tránh đi vào vết xe đổ này, bạn cần dành thời gian nghiên cứu kỹ hợp đồng và thảo luận với chủ đầu tư về chủ đề này. Bên cạnh phí gửi xe, bạn cũng nên quan tâm đến tiêu chuẩn gửi xe ( mỗi căn hộ được gửi tối đa bao nhiêu xe máy, bao nhiêu ô tô…). Tất cả những thông tin này cần được làm rõ trong hợp đồng mua bán. Kinh nghiệm mua chung cư này sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có, đồng thời là một yếu tố mà bạn có thể mang ra đàm phán với chủ đầu tư trong quá trình thương thảo hợp đồng.

9. Hệ thống báo cháy và an ninh
- Một trong những khía cạnh mà mọi người thường cân nhắc trước khi chọn mua một căn hộ chung cư là vấn đề phòng cháy chữa cháy. Tuy không nhiều nhưng cũng đã từng có những vụ hỏa hoạn ở chung cư cao tầng gây khiếp sợ cho cư dân. Không ai có thể lường hết được mọi bất trắc, vì vậy chúng ta cần có sự phòng bị chu đáo. Bạn cần hỏi rõ về hệ thống phòng cháy chữa cháy ở trong tòa nhà và tự tìm hiểu xem đó có phải là hệ thống chất lượng không?

- Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh cho tòa nhà, một số chủ đầu tư còn trang bị thêm hệ thống camera quan sát an ninh, kiểm tra ra vào trong khu nhà. Tất nhiên, những chi phí này sẽ được tính vào giá mua nhà.

10. Công trình tiện ích công cộng
- Căn hộ chung cư mà bạn mua sẽ là nơi bạn sẽ gắn bó cả cuộc đời vì vậy cần cân nhắc và chọn lựa kỹ càng. Kinh nghiệm cho thấy: Một nhà chung cư cao tầng thông thường sẽ có những tiện ích sau đây: nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà tập thể thao, bể bơi, sân chơi trẻ em, công viên và các công trình tiện ích phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá thể thao khác.
- Với các dự án nhà ở thu nhập thấp thì ngoài khu vực ở, các cư dân cũng được hưởng hệ thống tiện ích hạ tầng xã hội được đầu tư đồng bộ từ trường mầm non, nhà trẻ, khu thể thao, cây xanh cảnh quan, bãi đỗ xe đến các dịch vụ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ…
- Trên thị trường hiện đã xuất hiện những khu căn hộ dành cho người thu nhập thấp có nhiều tiện ích công cộng, nhưng giá bán bình quân chỉ 13 - 15 triệu đồng/m2 như: Căn hộ Full House - quận Bình Tân, Căn hộ Topaz City - quận 8, Căn hộ i-Home - Gò Vấp, Căn hộ Sunview Town - Thủ Đức, Căn hộ Citi Home - Quận 2 , Căn hộ Fortune - Thủ Đức, Căn hộ 4S Linh Đông - mặt tiền đường Phạm Văn Đồng.... Đây là những dự án tiêu biểu được hỗ trợ vay gói 30000 tỷ, có thể lấy đó làm hình mẫu để người tiêu dùng lựa chọn khi có nhu cầu mua nhà thu nhập thấp.

11. Dịch vụ đi kèm
- Trong các khu chung cư, bạn cũng sẽ tìm thấy các dịch vụ đi kèm như dịch vụ ăn uống, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thể dục thể thao… Các dịch vụ này giúp mang lại tiện nghi cho cuộc sống cư dân và làm tăng giá trị cho dự án.

12. Đọc kỹ Hợp Đồng mua bán, góp vốn
- Sau khi quyết định mua một căn hộ chung cư nào đó, bạn nên xin một bản Copy HĐ về đọc, phân tích kỹ lưỡng, đặc biệt chú ý những điểm sau:
Giá cả phải rõ ràng, ấn định ở một giá nào đó, thanh toán ở những mốc thời gian rõ ràng. - Tránh trường hợp CĐT tăng giá sau khi kí HĐ cũng như mốc thanh toán không phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Nếu không phù hợp, bạn hãy đề nghị CĐT sửa đổi điều khoản này cho phù hợp với bạn. Đừng để đặt cọc rồi quay lại thương lượng.
- Kiểm tra tính pháp lý của căn hộ, CĐT. Yêu cầu CĐT cho xem, xin 01 bản copy về giấy phép pháp lý liên quan (giấy phép đầu tư xây dựng). Tránh tình trạng dở khóc dở cười vì dự án bị thu hồi và các yếu tố pháp lý khác.
- Hỗ trợ tài chính, nếu là căn hộ trả góp, cần sự trợ giúp của CĐT về thủ tục vay vốn ngân hàng. Bạn nên hỏi kỹ lưỡng những giấy tờ cần thiết, xem liệu mình có đủ điều kiện vay không? Lãi suất là bao nhiêu???


(Sưu tập)

Khi mua, bán nhà, nên hạn chế việc đặt cọc, mua bán bằng ngoại tệ bởi việc mua bán này có thể bị vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên...

1. Giai đoạn thương lượng, đàm phán
- Tìm hiểu giấy tờ pháp lý của tài sản. Để biết giấy thật hay giả có thể bằng mắt thường xem dấu nổi và dấu đỏ cũng như nội dung in trên giấy có rõ ràng, sắc nét hay không. Dấu giả thường kém sắc nét, thậm chí nhòe nhoẹt, con chữ không ngay ngắn, đồng đều. Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc đánh giá thật giả có thể nhờ người có chuyên môn như công chứng viên, cán bộ phòng tài nguyên môi trường.
- Kiểm tra tài sản trên thực tế và tài sản trên giấy chứng nhận. Nhiều trường hợp trên giấy chứng nhận ghi là nhà cấp 4 nhưng trên thực tế là ngôi nhà 5 tầng thì sẽ gặp khó khăn khi làm thủ tụcchuyển nhượng. Trường hợp này cần tìm hiểu việc cấp phép xây dựng.
- Cần tìm hiểu nhà đất chuyển nhượng có bị tranh chấp với hàng xóm liền kề hay tranh chấp giữa các đồng sở hữu hoặc với người khác. Để kiểm tra có thể hỏi tại UBND xã, phường, thị trấn, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn hoặc hỏi ngay những người sống liền kề…
- Nhiều trường hợp tài sản chỉ đứng tên một người (vợ hoặc chồng) nhưng nếu tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng thì khi chuyển nhượng phải có đầy đủ vợ chồng tham gia, ký kết. Nếu một người không có mặt ở địa phương như đang ở nước ngoài, đang chấp hành hình phạt tù... sẽ gặp khó khăn khi chuyển nhượng.
- Tìm hiểu ở Phòng công chứng xem tài sản có đang liên quan đến một giao dịch khác như đặt cọc, cầm cố, bảo lãnh, ủy quyền… hay không? Nếu có, về nguyên tắc phải hủy bỏ những giao dịch này rồi sau đó các bên mới thực hiện được chuyển nhượng.
- Kiểm tra giấy tờ tùy thân có còn trong hạn sử dụng hay không (thời hạn sử dụng hộ chiếu là 10 năm, chứng minh nhân dân 15 năm năm kể từ ngày cấp), các giấy tờ khác như sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân… có bị nhòe nhoẹt, cũ nát.
- Kiểm tra giấy chứng nhận có ghi nợ các khoản lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất… hay không bởi chủ tài sản chi được chuyển nhượng tài sản sau khi đã hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
- Kiểm tra việc mua bán có biểu hiện giấu giếm, vội vàng, giá cả mua bán có quá rẻ không?
- Tìm hiểu tài sản có liên quan đến bên thứ ba như hệ thống cống, cáp điện, cấp nước… Nếu có cần tìm hiểu các thỏa thuận trước đó của các bên về việc sử dụng chung hạ tầng này.
2. Phong thủy
Trong phong thuỷ, người ta quan niệm "Trạch mệnh phải tương phối". Trạch ở đây là đất, mệnh là người, trạch mệnh tương phối nghĩa là đất và người phải hoà hợp với nhau, không xung khắc.
Trong trạch có hai loại là Đông tứ trạch và Tây tứ trạch. Người cũng gồm hai nhóm là Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh. Quan niệm phong thuỷ cho rằng, người Đông tứ mệnh thích hợp ở khu đất Đông tứ trạch và ngược lại, người Tây tứ mệnh thì thích hợp ở khu đất Tây tứ trạch. Mệnh của người phụ thuộc vào tuổi, trạch của đất phụ thuộc vào hướng.
Trong phong thuỷ, người ta cũng quan trọng về hình thế đất. Khu đất phải nằm ở vị trí đẹp, bằng phẳng, phía tả là thanh long, hữu là bạch hổ, lưng phải "tựa sơn", mặt phải "hướng thuỷ". Đất phải nở hậu (chiều rộng đất phía sau to hơn phía trước). Phía trước mặt không nên có miếu mạo đền thờ, mồ mả, cột điện, cây, hay con đường cắm thẳng vào khu đất, cũng không tốt. Các quy định này thực tế khá phong phú, nên cần có một chuyên gia đến xem và hướng dẫn cụ thể mới có thể lựa chọn chính xác được.
3. Cân nhắc cho tương lai
Mua nhà cần một khoản đầu tư rất lớn, cần nguồn tài chính ổn định. Bạn cần chắc chắn ngôi nhà sẽ phù hợp với những nhu cầu trong tương lai của bạn như lập gia đình, có con hoặc nghỉ hưu.
4. Giai đoạn ký hợp đồng, thanh toán
- Hạn chế việc mua bán viết tay, nếu tài sản đã có giấy chứng nhận nên đến phòng công chứng để làm hợp đồng mua bán.
- Việc đặt cọc, mua bán nên mời người làm chứng. Người làm chứng không nên là người có quan hệ họ hàng, huyết thống với bất kỳ bên nào.
- Việc thanh toán cần thực hiện tại ngân hàng, không nên thanh toán ở địa điểm khác. Cách tốt nhất là người mua để tiền trong tài khoản, khi mua bán hai bên ra ngân hàng và bên mua chuyển khoản cho bên bán, không mất thời gian kiểm đếm, không sợ tiền giả và không gặp nguy hiểm khi mang số tiền lớn đi đường.
- Hạn chế việc đặt cọc, mua bán bằng ngoại tệ bởi việc mua bán này có thể bị vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên.
- Ngay sau khi ký hợp đồng công chứng, một trong các bên phải liên hệ nộp thuế với cơ quan thuế để tránh bị phạt do chậm nộp.
- Khi nhận Giấy chứng nhận (cấp cho bên mua) cần kiểm tra các thông tin ghi trên giấy chứng nhận có chính xác không. Nếu phát hiện sai sót phải đề nghị đính chính ngay.

 (Sưu tập)

Tuesday, October 20, 2015

Trong thời gian vừa qua, nhiều trường hợp mất nhà do đã kí giấy "ủy quyền" bị cài điều khoản bất lợi mà "không biết", nhiều người rơi vào tình cảnh "ra đê ở" vì thiếu hiểu biết.

Dù phủ nhận việc mua bán thông qua người ủy quyền, nhưng với những cam kết ủy quyền đã ký, họ đã buộc phải thực hiện nghĩa vụ đối với những giao dịch mà họ hoàn toàn không muốn, thậm chí không biết.  

Vợ chồng ông Xuân - bà Tơ kí giấy ủy quyền cho bà Lý được quản lý, sử dụng và định đoạt diện tích đất ở mà họ đang sử dụng. Vài tháng sau, tại văn phòng công chứng Hồ Gươm, bà Lý đã đại diện cho ông Xuân, bà Tơ chuyển nhượng 300m2 đất ở đó cho ông Hiếu với giá 800 triệu đồng. Số tiền này được người mua trả hết cho bà Lý ngay tại văn phòng công chứng. Sau khi nhận chuyển nhượng, ông Hiếu làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất tại UBND huyện Sóc Sơn. Lúc này, vợ chồng ông Xuân mới cho rằng họ không bán nhà, bán đất và không đồng ý thực hiện hợp đồng chuyển nhượng mà chỉ ủy quyền cho bà Lý để nhờ vay ngân hàng 100 triệu đồng.

Trong lúc CQĐT chưa tìm thấy chứng cứ phạm tội nào của bà Lý, thì người bỏ tiền ra mua đất - ông Hiếu - đã yêu cầu vợ chồng ông Xuân phải bàn giao tài sản theo hợp đồng chuyển nhượng. Ông Hiếu cũng yêu cầu UBND xã hòa giải theo luật định để chuẩn bị cho việc khởi kiện ra tòa. Tại phiên hòa giải, ông Hiếu yêu cầu vợ chồng ông Xuân bàn giao đất, nếu không thì trả lại tiền mà người "được ủy quyền" bán nhà đất đã nhận theo hợp đồng chuyển nhượng cùng lãi suất hơn một năm qua. Giải pháp này cũng không được ông Xuân đồng ý vì ông cho rằng mình bị lừa nên không trả đất cũng không trả tiền. Như vậy, đến thời điểm này "bị hại" thực sự lại là… ông Hiếu.

Với các bản hợp đồng ủy quyền, hợp đồng chuyển nhượng được lập tại văn phòng công chứng, ông Xuân khó có thể chối bỏ được trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của bên bán theo quy định của pháp luật. Theo ý kiến của nhiều luật sư, khi bên mua yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể ông Xuân và vợ sẽ bị cưỡng chế giao nhà đất nếu tòa án phán xét vụ kiện này.

Hay trường hợp vợ chồng anh Minh cần vay 1 tỷ đồng để làm ăn nên đã nhờ trung gian là Thanh vay hộ. Để nhận được số tiền trên, vợ chồng anh Minh phải thế chấp cho bên môi giới sổ đỏ căn nhà của vợ chồng anh ở quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, trước khi nhận tiền, vợ chồng anh Minh tiếp tục phải ký nhận bản "Hợp đồng ủy quyền", cho phép người trung gian được sử dụng sổ đỏ thế chấp vay vốn ngân hàng. Được hơn một năm, bỗng một nhân viên ngân hàng xuất hiện tại nhà anh kèm theo bản thông báo "nợ xấu" của chính miếng đất do vợ chồng anh Minh đang ở, nhưng đã mang tên một chủ mới lạ hoắc. Qua tìm hiểu, anh Minh được biết, ngay sau ngày anh ký bản hợp đồng ủy quyền, bên được ủy quyền đã vội bán ngôi nhà của anh cho một người khác. Và, sau đó người mua này đã mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng, không trả lãi đúng hạn, dẫn tới tình trạng "nợ xấu" nói trên.

Một trường hợp khác là bà Tiêu ở Tây Hồ bán 25m2 trong tổng số 50m2 đất cho chị Tú cùng làng, giá 1,5 tỷ đồng. Chị Tú trả 1,2 tỷ đồng, giữ lại 300 triệu đồng "khi nào tách sổ trả nốt". Giao nhận tiền, vợ chồng bà Tiêu viết giấy biên nhận, rồi ký vào một văn bản mà họ nghĩ là "hợp đồng mua bán nhà đất". Một ngày nọ, bà Tiêu tá hỏa khi một số người xuất hiện tuyên bố toàn bộ 50m2 nhà T. là nhà của họ. Trả lời câu hỏi "Vì sao bà ký vào bản hợp đồng đó?", bà Tiêu trình bày: Hôm chị Tú đến nhà trả tiền, dẫn theo một người đàn ông, giới thiệu là "cán bộ công chứng". Người này không đưa văn bản cho ông bà đọc, chỉ bảo ký vào phía dưới những tờ giấy đánh máy sẵn. Nghĩ đây là hợp đồng bán nhà, bà Tiêu ký luôn. Người ta cầm đi, không giao bản nào cho bà Tiêu. Sau khi bị chiếm nhà, bà Tiêu mới được người ta đưa một bản phô tô "Hợp đồng ủy quyền" này.

Trong các chiêu lừa qua công chứng, ngoài các chiêu giả làm hợp đồng mua bán hay đặt cọc mua nhà thay cho hợp đồng vay tiền còn có dạng hợp đồng ủy quyền. Đây là chiêu thường được các bên sử dụng để trốn thuế (lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất...). Khi sử dụng mánh hợp đồng ủy quyền, người bán chỉ làm hợp đồng ủy quyền cho người mua thay vì làm hợp đồng mua bán nhà đất. Người mua được người bán ủy quyền "thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến lô đất với chủ đầu tư", được "nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất"... Như vậy việc né thuế sẽ kéo dài tới người thứ ba, thứ tư và nhiều nữa. Chừng nào người mua bán nhà đất cho người khác thì chỉ cần người được ủy quyền ra công chứng làm hợp đồng mua bán thay chủ cũ sẽ trốn được một lần thuế.

Nếu có xảy ra tranh chấp thì cũng khó truy cứu hình sự. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia luật. Theo thẩm phán Lê Bích Thủy, TAND quận Ba Đình, đây là một thủ đoạn lừa đảo mới, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên vay tiền, khi lập hợp đồng ủy quyền vay vốn hộ, bên trung gian che giấu thỏa thuận "được toàn quyền định đoạt tài sản" vào một điều khoản cụ thể nào đó trong hợp đồng. Khó xử lý hình sự các đối tượng liên quan bởi hầu hết các bản hợp đồng ủy quyền như trên đều hợp pháp, được thực hiện tại các văn phòng công chứng có thẩm quyền. Hơn nữa, việc một công dân ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức thay mặt mình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc quan hệ dân sự. Do vậy, khi sự việc trên bị phát giác, việc khắc phục hậu quả cũng như xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự bên có dấu hiệu lừa dối rất khó khăn.

(Sưu tập)

1. Tìm nguồn tư vấn

Vậy thì làm thế nào để có thể có được một căn nhà giá rẻ nhưng vẫn khang trang và đảm bảo chất lượng? Theo tư vấn xây dựng nhà từ các công ty xây dựng thì khách hàng cần xác định nhu cầu sử dụng nhà, phòng ốc của mình như thế nào để có thể lựa chọn một bản thiết kế phù hợp, đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng cũng không kém phần sang trọng. Việc này nên được bàn bạc với kiến trúc sư để được tư vấn và có những quyết định đúng đắn để tránh trường hợp lãng phí không gian, xây xong phải đập bỏ sửa lại, tiêu tốn chi phí xây dựng.

2. Tự thiết kế

Tuy nhiên, để xây nhà giá rẻ, bạn cũng có thể tự thiết kế ngôi nhà của mình mà không cần phải tốn tiền thuê bên ngoài. Việc này đòi hỏi bạn phải tìm tòi nhiều tư liệu và tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và hiểu biết, sau đó dành thời gian tham khảo các trang web một số kiểu thiết kế của các ngôi nhà giá rẻ.

3. Chọn vật liệu

Tiếp đến, mấu chốt của xây nhà giá rẻ chính là lựa chọn được các vật liệu và thiết bị xây dựng vừa có chất lượng tốt mà giá cả lại phải chăng.
Người tiêu dùng nên khảo sát các cửa hàng vật liệu xây dựng để có thể nắm bắt các cơ hội khuyến mãi, giảm giá hoặc lựa chọn được nơi có giá thành rẻ. 
Tuỳ vào từng phần của ngôi nhà mà lựa chọn các vật liệu phù hợp, chắc chắn. Ví dụ như để đổ khung mái bê tông cốt thép thì dùng xi măng chất lượng cao; còn phần xây, trát thì dùng xi măng có chất lượng vừa phải. Các yếu tố kỹ thuật trong pha trộn, thi công cũng phải được chú trọng để tránh lãng phí.
Đối với gạch lát nền, ốp tường, sơn tường, cửa, các thiết bị điện, nước và vệ sinh… không nên chọn những sản phẩm quá cầu kỳ, đắt đỏ. Thị trường hiện nay hoàn toàn đáp ứng được cho bạn nhu cầu này với rất nhiều sản phẩm có mẫu mã đẹp, đủ chất lượng mà giá cả vừa phải, phù hợp cho những gia đình nhắm đến xu hướng xây nhà giá rẻ.
Các vật liệu xanh ngày nay cũng là một phép giải cho bài toán xây nhà giá rẻ. Các vật liệu công nghệ mới như: bê tông nhẹ, gạch block, gạch ốp lát tái chế, tôn lợp sinh thái, vách 3D, vách thạch cao… không những giúp giảm chi phí xây dựng nhà vì giá thành thấp hơn các sản phẩm truyền thống, rút ngắn thời gian thi công mà còn thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, việc thiết kế phòng ốc tao nhã để phù hợp với các sản phẩm nội thất đơn giản, đẹp, bền, phù hợp túi tiền cũng là góp phần giúp tiết kiệm chi phí trong việc có một căn nhà như ý.

4. Giải pháp xây nhà chạy giá

Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng cũng như chiều hướng phát triển của thị trường nhà giá rẻ, ngày nay có khá nhiều công ty xây dựng thực hiện các dự án nhà bán giá rẻ để bán cho khách hàng. Vì vậy, việc tìm kiếm một nơi uy tín, chất lượng để mua nhà được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn.
Với phương án này, khách hàng có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc mà vẫn sở hữu được căn nhà như mong muốn. Lựa chọn này giúp người tiêu dùng không vướng vào các thủ tục hành chính rắc rối để xin giấy phép xây dựng, không cần mệt mỏi khảo sát giá cả và chất lượng các vật liệu, thiết bị gì nhiều. Điều đó giúp những ai không rành về lĩnh vực bất động sản tránh được chứng đau đầu khi phải phân vân giữa quá nhiều “sản phẩm” nhà trên thị trường và quá nhiều những thông tin trái chiều khác nhau.
Dù bạn lựa chọn tự đứng ra xây dựng ngôi nhà của mình hay mua ngôi nhà từ các dự án xây nhà giá rẻ thì bạn vẫn cần có sự khảo sát tỉ mỉ để đưa ra quyết định đúng đắn nhằm có được ngôi nhà như ý và phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.

(Sưu tập)


Monday, October 19, 2015

1. Bình chữa cháy CO2: MT3(3kg CO2) - MT5(5kg CO2)….
a)  Cấu tạo :
alt
                               
b)  Công dụng:
- Bình chữa cháy CO2 là loại bình chữa cháy xách tay bên trong chứa khí CO2 -790C được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm. Cách sử dụng và thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.
c) Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy:
Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình. Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.
Chú ý:
- Đọc hư­ớng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
- Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun
- Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng.
- Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
- Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu h­ướng gió.
- Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ đ­ược cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.
- Trước khi phun ở phòng kin, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun
d) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình CO2:
- Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.
CO2 + C  =  2CO ­; CO2 + M  =  MO  +  CO
- Khi phun phải cầm vào phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh. Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.
- Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.
- Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Thay thế những bình bị rò khí.
- Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.
 2. Bình bột chữa cháy
a) Cấu tạo:
alt
                              
b) Công dụng:
Bình chữa cháy bột là bình chữa cháy bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy. Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:
+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…
+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…
Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.
Ví dụ: Bình chữa cháy ký hiệu MFZ8, trên bình có ghi ABC là bình chữa cháy có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy...
c) Cách sử dụng:
* Đối với loại xách tay: Khi có cháy xảy ra xách bình tới gẩn địa điểm cháy. Lắc xóc bình từ 3-4 lần để bột tơi, giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa. Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình, bóp van bình để bột chữa cháy phun ra, khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
* Đối với bình xe đẩy
- Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng  phun bột vào gốc lửa.
- Giật  chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
- Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
Chú ý:
- Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí bình cho phù hợp.
- Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
- Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
- Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng
d) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình bột chữa cháy:
- Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.
- Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 500C. Nếu để ngoài nhà phải có mái che.
- Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.
- Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch đỏ thì phải nạp lại khí.
- Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lượng ban đầu. Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Thay thế những bình bị rò khí.

(Sưu tập)

Sunday, October 18, 2015

Phần 5: QUY TRÌNH XÂY, TÔ (TRÁT) HOÀN THIỆN.

Đối với nhà ở dân dụng, Chủ Đầu Tư cần yêu cầu nhà thầu thực hiện khối xây đảm bảo theo nguyên tắc kỹ thuật thi công về ngang – bằng, đứng – thẳng mặt phẳng vuông góc, mạch không trùng bảo đảm khối xây trở thành một khối đặc vững chắc, không dùng gạch vỡ, gạch công vênh để xây.
-    Sử dụng gạch Tuynel đạt tiêu chuẩn có kích thước: 4x8x18cm và 8x8x18cm, không được dính đất bẩn, cong vênh, nứt, cường độ tối thiểu không nhỏ hơn qui định. Gạch dùng để xây tường ngoài phải đảm bảo không có các vết nứt, rạn
-    Vữa xây Mác 75 theo đúng mác của thiết kế.
-    Vữa được trộn bằng máy, đảm bảo độ dẻo và kết dính cao. Vữa trộn đến đâu xây đến đó và không được để quá 02 giờ.
-    Tại các vị trí tường nối với cột trước khi xây phải cậy các râu thép chờ ở cột bê tông và uốn thẳng. Trước khi xây nối với các kết cấu bêtông phải bả một lớp bám dính bằng hồ dầu dọc theo tiết diện tiếp giáp giữa tường và cột. Căng dây, thả dọi trước khi xây.
-    Các mạch xây phải được chia sẵn trên cột.
-    Khối xây phải đảm bảo độ chặt, chắc, mạch so le, chiều dày của mạch từ > 8mm đến <12mm.
-    Khi xây nối các mảng tường với nhau bằng cách bắt mỏ giật, mỏ bốc. Khi xây giữa chừng thì phải để mỏ giật, không được dùng mỏ nanh.
-    Đối với khối xây dày 200 phải đảm bảo thiết kế, khối xây phải thẳng, phẳng, không bị vặn, nghiêng.
-    Phải có biện pháp ngừa đối với khối xây vừa xong như: có biện pháp che chắn, chống đỡ vào cuối ngày, đề phòng trời đổ mưa, giông.
-    Trong quá trình thực hiện khối xây phải có kiểm tra thường xuyên của trắc đạc để đảm bảo độ thẳng đứng của các tường xây.
-    Khối xây phải đảm bảo đều, phẳng, thẳng đứng theo phương dây rọi. Các mạch vữa đều và hàng gạch ngay ngắn theo phương nằm ngang. Các góc tường đúng 90 độ hoặc theo đúng góc độ thiết kế để đảm bảo cho phía trong phòng thật vuông vắn.
-    Nghiêm cấm việc câu bằng gạch ống đối với tường dày 200mm, chỉ được phép câu bằng gạch thẻ.
-    Chỉ được tô tường sau khi xây ít nhất 1 ngày và phải được sự đồng ý của Giám sát.
-    Hồ tô được trộn bằng cát vàng hạt mịn và phải sàng kỹ đến khi không còn lẫn rác, đất và các mạt gỗ. Hồ tô và hồ xây đều phải trộn theo cấp phối đã được Giám sát đồng ý.
-    Trước khi tô phải ghém để xác định được mặt phẳng cần tô, ghém nhiều điểm nhưng không được quá qui định cho phép và cần tưới nước tạo độ ẩm vào phần cần tô.
-    Khi gặp những lớp tô quá dày cần phải tô từng lớp một không dày quá 3cm cho tới khi đạt được độ dày cần thiết.
-    Tường tô phải đảm bảo phẳng không lồi hoặc lõm, dùng thước nhôm cán theo nhiều phương để kiểm tra, không được cán bằng thước gỗ. Chỉ được dùng bàn xoa bằng gỗ, xoa nhiều lần cho đến khi bóng mặt. Không được xoa bằng bay sắt tránh để lại các vết gợn.
-    Nhà thầu phải luôn lưu ý khi tô xong phải kiểm tra lại các góc, chân tường, chân trụ sao cho giữ được đúng góc vuông và không bị tình trạng vặn vỏ đỗ.
-    Đối với bề mặt của kết cấu BTCT phải được trét qua một lớp hồ dầu xi măng nguyên chất ngay trước khi tô để đảm bảo độ dính kết. Hồ dầu cũng phải được trét ở chỗ tiếp giáp giữa khối xây và BTCT trước khi xây.
-    Phải thực hiện công tác đi đường dây điện trước khi tô. Trong trường hợp đặt đường điện sau, bắt buộc phải dùng máy cắt thành đường thẳng trước khi đục. Việc trám các đường điện phải do thợ hồ có tay nghề cao thực hiện đảm bảo sau khi trét không có vết gợn.
-    Công tác xây tô phải được nghiệm thu trước khi tiến hành công tác sơn, ốp lát, làm trần.

(Sưu tập)  

Phần 4: QUY TRÌNH SỬ DỤNG KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP

Thời điểm kết thúc phần nền móng cũng là thời điểm bắt đầu việc xây dựng phần khung nhà. Khung nhà được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của nhà. Hiện nay, mặc dù công nghệ xây dựng đã đi khá xa, nhiều loại vật liệu mới ra đời, nhưng bê tông, cốt thép và gạch vẫn là những vật liệu xây dựng chủ yếu và phổ dụng nhất.

Một hệ khung nhà bao giờ cũng bao gồm 5 thành phần chính đó là: cột nhà (để truyền lực xuống đất), dầm nhà (hay đà, dùng để kết nối và truyền lực xuống các đầu cột), bản sàn (hay tấm, được đổ gối lên các hệ dầm, là nơi nâng đỡ các vật thể trong nhà), tường nhà (gồm tường bao và tường ngăn chia, được xây bằng gạch), và cầu thang là bộ phận kết nối giữa các tầng nhà.

Việc thực hiện xây dựng phần khung nhà cũng như khi làm móng bao gồm các công việc chính là:
+ Đan thép
+ Ghép cốp pha
+ Đổ và đầm bê tông
+ Chờ bê tông ngưng kết
+ Rút cốp pha, xây tường.

Công việc này không đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp, chỉ cần lưu ý một số điểm chính như sau:
- Việc đan thép phải theo đúng chỉ định của bản vẽ kết cấu, đúng chủng loại và độ dài của các cấu kiện thép.
- Khi đan cần lưu ý tránh dẫm lên thép làm xô lệch thép làm giảm sức chịu tải. Nên có các cầu thép đặt lên trên kết cấu khi tiến hành đổ bê tông tránh làm xô lệch thép đan.
- Việc ghép cốp pha cần thực hiện theo đúng quy chuẩn xây dựng, gỗ cốp pha không được lựa chọn loại gỗ quá kém phẩm chất, có thể bị bục vỡ trong quá trình đổ đầm bê tông. Kết nối các cốp pha thật chặt và gọn gàng. Hệ thống giàn giáo sắt phải tốt , đảm bảo chịu lực cho tòan bộ vật liệu, thiết bị và công nhân trong qúa trình thi công.
- Việc đổ đầm bê tông có thể thực hiện thủ công bằng máy trộn bê tông, cũng có thể thực hiện bằng xe trộn bê tông chuyên dụng, bơm bê tông bằng vòi bơm. Quá trình trộn cần lưu ý đúng tỷ lệ giữa cốt liệu và chất kết dính, sao cho hỗn hợp bê tông đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Khi đầm bê tông lưu ý phải đầm đều tay, không được bỏ sót bất kỳ chỗ nào.
- Việc tháo dỡ cốp pha cần lưu ý sao cho thời gian ngưng kết của bê tông phải đủ ngày. 

Nếu có sử dụng phụ gia đông kết nhanh thì cần phải trên 07 ngày bê tông mới đạt cường độ và có thể tháo dỡ được. Không nên vì tiến độ gấp gáp mà rút cốp pha sớm, gây ra nhiều tai nạn sập bê tông đáng tiếc.
Việc xây tường cần lưu ý xây làm sao cho thẳng, mạch đều, không trùng mạch. Trong quá trình xây cần liên tục kiểm tra độ thẳng bằng quả dọi. Vữa xây cần trộn đúng tỷ lệ, đảm bảo độ kết dính và chống nước thẩm thấu qua.

(Sưu tập) 

Phần 3: QUY TRÌNH GIA CÔNG, LẮP DỰNG MÓNG

Ý nghĩa các loại móng nhà trong xây dựng?

Tuỳ đặc điểm của từng ngành như trong xây dựng móng nhà các loại là bộ phận dưới nằm dưới cùng của nhà để truyền toàn bộ tải trọng (trọng lượng) của nhà xuống nền và phân phối tải trọng đó lên diện tích nền sao cho độ lún của nhà không vượt quá các trị số giới hạn cho phép và đảm bảo sự ổn định của nhà. Trong các bộ phận của nhà thì móng nhà quyết định sự bền vững, thời gian sử dụng, giá thành,… của nhà. Nếu nền móng hỏng thì việc sửa chữa rất khó khăn, tốn kém, nhiều khi phải dỡ bỏ cả nhà để làm lại. Vấn đề này bạn phải lưu tâm để đặt móng cho phù hợp mà vẫn vững chắc.  
Chiều cao các loại móng nhà trong xây dựng tính từ đáy móng đến đỉnh móng, bao gồm đế móng (chân móng), thân móng (bệ móng, tảng móng) và cổ móng (tường móng). Đỉnh móng nên đặt thấp hơn nền nhà 0,1 – 0,2 nhưng phải cao hơn mặt đất tự nhiên. Chiều rộng đỉnh móng thường rộng hơn các bộ phận bên trên (tường, cột), tức là có gờ móng. Khi móng có chiều cao lớn thì thân móng nên làm bậc hoặc hình thang để mở rộng đáy. Đế móng là bộ phận chịu lực chính của móng nhà các loại trong xây dựng.

Các loại móng nhà trong xây dựng.

Theo chiều sâu đặt móng nhà trong xây dựng có các loại móng nông và móng sâu. Móng nông xây dựng trong hố lộ thiên sau đó lấp đất lại. Móng sâu  là móng được hạ xuống nền và có thể lấy đất từ móng lên. Móng cọc, móng giếng chìm, móng giếng chìm hơi ép thuộc loại móng sâu. Trong xây dựng nhà thường dùng móng cọc.  
Theo hình dạng mặt bằng trong xây dựng có các loại: móng đơn, móng băng và móng cọc.
- Móng đơn (móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột) trong xây dựng nhà các loại nằm dưới cột (trụ). Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Nếu dùng được móng đơn thì tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, Xây Dựng Ngô Huỳnh khuyên bạn không nên làm loại móng này do sự không ổn định về kết cấu, có thể gây ra việc  lún không đều của ngôi nhà.
- Móng băng (móng liên tục) trong xây dựng nhà các loại nằm dưới hàng cột hoặc tường. Khi không thể dùng móng đơn hoặc móng đơn sát nhau, hoặc để cân bằng độ lún giữa các cột trong cùng một hàng, hoặc dưới tường thì phải dùng móng băng. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn, tuy vậy chỉ nên dùng khi nó có chiều rộng <1,5m (sẽ kinh tế hơn), khi chiều rộng > 1,5m thì nên dùng các loại móng bè trong xây dựng nhà. Chú ý là, nến cấu tạo móng băng không hợp lý thì có thể lún lệch nhiều hơn móng đơn.
Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

- Móng cọc: Ngoài các loại móng nhà trong xây dựng nêu trên, khi gặp đất bùn yếu và địa chất không ổn định, móng cọc sẽ là giải pháp kết cấu tối ưu nhất cho công trình. Với ưu điểm là thích hợp với mọi loại địa chất, mọi quy mô công trình, cực kỳ ổn định về kết cấu tuy nhiên loại móng này cũng có nhược điểm là kết cấu phức tạp, khó thi công, giá thành cao,…

(Sưu tập)

PHẦN 2: PHƯƠNG ÁN ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP CHO NGÔI NHÀ BẠN

1. Cọc BTCT là gì? Tại sao dùng cọc BTCT cho công trình?

Như đã trình bày ở tuần trước, việc dùng các loại cọc cho công trình, cọc BTCT là 1 dạng trung gian truyền tải trọng công trình xuống một nền đất tốt hơn. Để khắc phục những nhược điểm của cừ tràm, người ta phát minh ra cọc BTCT. Được cấu tạo Lồng Cốt Thép với kết cấu như tiêu chuẩn sau đó người ta sẽ đổ bê tông cọc đó, cường độ của bê tông và cốt thép có thể thay đổi theo yêu cầu của công trình, rất đa dạng và phong phú.
Những loại cọc thường được sử dụng là cọc có tiết diện 20×20, 25×25, 30×30 (cm)……Chiều dài cọc thì chúng ta phải tính toán tùy theo nền đất và tải trọng của ngôi nhà bạn. Với ưu điểm:
- Tính linh hoạt cao
- Chế tạo dễ dàng
- Hạn chế được những nhược điểm khi thi công
- Giá thành đầu tư tương đối hợp lý.
Chính vì vậy hiện nay cọc làm bằng BTCT đang chiếm ưu thế mạnh mẽ trên thị trường xây dựng.

2. Tại sao phải kiểm tra thật sát sao chất lượng cọc cũng như việc ép cọc trong công trình của bạn?

Nền móng như đôi chân của chúng ta, đôi chân khỏe khoắn mới giúp chúng ta đứng vững và di chuyễn dễ dàng, nền móng cũng vậy, nền móng cứng cáp thì công trình mới ổn định và bền vững. Hầu như những ai hiểu biết về xây dựng, điều quan tâm đặc biệt không phải là công trình có đẹp, có sang trọng không, mà là công trình đó có thực sự bền vững? Việc kiểm tra chất lượng cọc, ép cọc là điều quan trọng nhất đối với các kỹ sư xây dựng như chúng tôi.
Kiểm tra chất lượng ấy như thế nào, và ra sao? Trước tiên chúng tôi giúp bạn tính toán cần phải dùng bao nhiêu cọc, cọc dài bao nhiêu và tiết diện bao nhiêu. Sau đó (nếu có điều kiện) tôi và bạn cùng nhau đi giám sát chất lượng Cốt Thép và Bê Tông khi đến quá trình gia công cọc. Đây là điều mà đa số các công trình nhà ở đều xem nhẹ. Nếu không có điều kiện, bạn hãy tìm mua cọc với đúng những gì chúng tôi yêu cầu, chất lượng phải đạt yêu cầu.
Các điều kiện về chất lượng của cọc bao gồm:
- Kích thước tiết diện, chiều dài cọc.
- Cấu tạo của lồng cốt thép.
- Cường độ của bê tông, cốt thép, cấu tạo cọc.
- Cách thức đổ bê tông cọc,…
Đó là những điều kiện để đảm bảo chất lượng cọc đạt yêu cầu cao nhất. Nếu bạn có đủ khả năng kiểm soát những việc đó thì rất tốt. Nếu không bạn hoàn toàn có thể tin tưởng chúng tôi để làm công việc kiểm soát giúp bạn.

3. Có bao nhiêu dạng ép cọc trên thị trường? Là gì? Kiểm soát ra sao?

Hiện nay trên thị trường, có 2 loại được dùng và phổ biến nhất là Dạng Ép Tải và Dạng Ép Neo. Đặc điểm chung của 2 loại này là đều dùng giàn ép thủy lực giống nhau. Khác nhau ở chỗ đối trọng. Dạng ép tải thì dùng các khối bê tông hoặc thép. Dạng ép neo thì dùng các đầu neo khoan vào đất. Mục đích chung của 2 dạng này là kháng lại lực ép đưa cọc xuống nền đất khi tiến hành ép cọc.
Việc áp dụng dùng dạng cọc nào cũng có thể cân nhắc khi sử dụng. Hiện nay, phổ biến nhất là dùng dạng Ép Tải. Vì tính linh hoạt, thi công nhanh của nó nhưng ngược lại những công trình có mặt bằng giao thông chật hẹp bắt buộc phải sử dụng dạng Ép Neo cho công trình.
Để kiểm soát chất lượng của việc ép cọc. Đầu tiên, ta phải kiểm tra Giàn máy ép có đã được kiểm định, đảm bảo đúng thông số yêu cầu, tiếp theo kiểm tra việc cẩu lắp cọc vào, tiến hành ép, ta kiểm tra tải trọng ép tương đương với chiều dài cọc đầu tiên. Khi kiểm tra trong lúc ép, ép hết lực ép thiết kế và độ sâu đạt yêu cầu, ta chọn được chiều dài cọc để tiến hành ép cọc đại trà.

4. Các sự cố thường xảy ra khi ép cọc BTCT là gì?Xử lý những sự cố đó như thế nào?

Đầu tiên là điều những người chọn phương án ép cọc quan tâm nhất. Liệu khi tiến hành ép cọc, có gây lún nứt hay tệ hơn là sập nhà kế bên? Xin trả lời chắc chắn là không nếu chúng ta đảm bảo quy trình thi công.
Cụ thể là chúng ta sẽ yêu cầu đơn vị ép cọc khoan 1 đoạn trước, sau đó mới tiến hành ép vào lỗ khoan đó, việc này sẽ giúp hạn chế tối ta xung lực truyền ra trên lớp đất phía trên gây lún nứt nhà bên cạnh. Đoạn khoan dẫn đó thường khoảng từ 1mét đến 2mét tùy theo địa hình. Khi ép cọc chỉ ép gần đến tải trọng quy định, không nên ép quá tải trọng để tránh trường hợp bị nổ trong lòng đất.
Khi đã có chiều dài cọc cụ thể nhưng không ép xuống hết được còn dài mặc dù đã đạt tải trọng thiết kế, việc này cần phải nhờ đến những đơn vị có chuyên môn giải quyết. Việc chúng ta cố ép hết cọc có thể ảnh hưởng tới khả năng chịu lực cho công trình, nếu lớp đất bên dưới đất tốt là lớp đất xấu.
Còn rất nhiều sự cố khác mà khi thi công ép cọc các bạn phải gặp. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên giao cho các đơn vị có kinh nghiệm hoặc giao cho chúng tôi việc kiểm soát chất lượng, hiệu quả của ép cọc. Điều này là rất cần thiết để công trình chúng ta được bền vững.

5. Ưu điểm và nhược điểm của Phương án ép cọc BTCT là gì?

Ưu điểm:
 - Tính linh động.
- Có thể áp dụng được cho nhiều dạng công trình ở hầu hết mọi đia đểm.
- Tải trọng chịu được của loại cọc này khá lớn, đủ sức để chịu tải trọng của ngôi nhà bạn.
- Cách thức ép dễ kiểm soát, chất lượng cọc và phương án thi công tương đối dễ theo dõi.
- Thời gian thi công nhanh .
Nhược điểm:
 - Khó có thể áp dụng đối với những loại tải trọng lớn.
- Không thể thi công với địa hình đất cực yếu.
- Khi ép nếu không cẩn thận có thể gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Cho nên bạn phải cực kỳ cẩn thận trong việc giám sát thi công.
- Đối trọng phải tính toán kỹ.

(Sưu tập)

PHẦN 1: TÌM HIỂU PHƯƠNG ÁN ĐÓNG CỪ TRÀM CHO NGÔI NHÀ THÂN YÊU

1. Cừ tràm là gì? Tại sao phải dùng cừ tràm cho công trình?

Cừ Tràm còn gọi là Tràm Ta hay Tràm Cujuputi. Có 1 số công dụng: làm cọc trong công trình xây dựng, làm nhà, đóng đồ dùng, đốt than… Lá cất tinh dầu làm dược liệu, vỏ xám thuyển.
Như các bạn đã biết, lớp đất mặt tự nhiên phía trên không thể chịu nổi tải trọng của 1 ngôi nhà, vì thế người ta tìm cách truyền tải trọng đó xuống một lớp đất tốt hơn. Bằng cách hạ chiều sâu đặt công trình xuống lòng đất. Đó là lý do tại sao ngôi nhà nào cũng có Móng nằm dưới mặt đất. Việc này sẽ giúp ổn định về kết cấu cũng như đạt yêu cầu về thẩm mỹ.
Có rất nhiều phương pháp truyền tải trọng xuống nền đất, đóng ép cọc cừ tràm là một trong những cách đó. Những phương án khác chúng ta sẽ tìm hiểu ở những chủ đề sau. Việc đóng ép cừ tràm sẽ giúp ngôi nhà chúng ta bền vững về kết cấu đảm bảo được tất cả những thứ khác tồn tại và làm việc hiệu quả.Nhưng đóng ép cọc cừ tràm như thế nào và đóng bao nhiêu thì đủ?

2. Chiều sâu và mật độ đóng ép cọc cừ tràm như thế nào là hợp lý?

Đối với dân kết cấu chúng tôi, khi tính toán bất cứ cấu kiện nào chúng tôi cũng phải tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam, việc đóng ép cừ tràm cũng phải theo Quy Chuẩn, Quy Phạm cho phép. Không phải cứ đóng thật nhiều cừ trên 1 diện tích thì sẽ càng tốt, đó là một sai lầm mà đa số những nhà thầu không chuyên nghiệp thường hay mắc phải. Không những không đạt được mong muốn, mà thậm chí còn làm giảm khả năng chịu lực của Móng.
Muốn tìm hiểu việc đó, bạn hãy cứ để chúng tôi tư vấn cho bạn, bạn sẽ không phải thắc mắc. Có lần, tôi có nghe 1 người bạn hỏi là nối thêm cừ tràm cho dài ra để truyền tải xuống sâu hơn được không. Tôi trả lời là việc đó hết sức nguy hiểm. Vì như chúng ta biết, cừ tràm không đồng đều về tiết diện, không đảm bảo được khả năng truyền lực khi nối cừ, vì vậy chúng ta chỉ đóng 1 chiều dài cừ tràm (thông thường cừ tràm dài 4-5m) với chiều dài đó nếu chúng ta đóng ép với 1 mật độ hợp lý thì công trình chúng ta sẽ bền vững.
Một câu hỏi nữa được đặt ra là nếu cừ tràm đảm bảo khả năng chịu lực, thì tại sao người ta lại phát minh ra những loại cọc khác?Như cọc Bê Tông Cốt Thép, Cọc Khoan Nhồi, Cọc Ly Tâm….??? Bạn thắc mắc việc đó, chứng tỏ bạn đã hiểu những gì tôi đang nói.Cừ tràm chỉ áp dụng được với những công trình thập tầng, có tổng tải trọng nhỏ, như nhà 1 trệt 1 lầu, nhà 1 trệt 1 lững với điều kiện nền đất bình thường tương đối yếu. Còn với những nhà phố từ 2 tầng trở lên, muốn dùng được cừ tràm, thì yêu cầu nền đất chúng ta phải đảm bảo cường độ tốt và tính toán thật kỹ trên lý thuyết cũng như thực tế. Việc đó thì chỉ có chúng tôi, những người xây dựng chuyên nghiệp mới đảm bảo tính toán cho bạn được.

3. Ưu điểm và nhược điểm của việc đóng ép cọc cừ tràm là gì?

Vậy việc dùng phương án đóng ép cừ tràm có ưu điểm và nhược điểm như thế nào so với các loại khác? Nếu bạn có một ngôi nhà cần xây dựng, nền đất nơi bạn đặt công trình cũng tương đối ổn định, việc dùng cừ tràm sẽ tiết kiệm cho bạn được rất nhiều chi phí cho việc đầu tư về nền móng công trình. Chi phí này cũng khá lớn so với chi phí bạn đầu tư cho ngôi nhà của mình. Kinh tế chắc chắn là điều kiện khiến cho bạn phải đắn đo suy nghĩ nhiều nhất. Nếu được tính toán kỹ lưỡng, thi công cẩn thận thì việc dùng cừ tràm để thi công nhà dân dụng là một việc rất tiết kiệm.
Nhược điểm của phương pháp này là đối với những nhà có tải trọng lớn, nền đất không ổn định, thì không thể dùng phương án này. Cho dù bạn có đóng thật nhiều cọc trên 1 mét vuông, hay nối cọc cho dài ra, thì chúng cũng không thể truyền nổi tải trọng của ngôi nhà bạn xuống nền đất tốt. Việc này chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn thật kỹ khi bạn quyết định đầu tư cho ngồi nhà của mình.

(Sưu tập)

Như ông bà ta vẫn thường nói “an cư lạc nghiệp”, câu tục ngữ cho thấy tầm quan trọng của việc có một mái nhà cho phát triển sự nghiệp của mỗi người. Ở chiều hướng ngược lại, ngôi nhà cũng chính là thước đo đánh giá sự thành công của một con người. Vì vậy mọi người đều cố gắng lao động chăm chỉ, tích góp trong nhiều năm để có thể xây cho mình và gia đình một ngôi nhà làm tổ ấm. Nhưng ngay khi đã có trong tay một số tiền “kha khá” thì việc lựa chọn xây dựng cho mình một ngôi nhà ưng ý vừa đẹp, tiện dụng, bền vững và vừa có tính kinh tế là điều không đơn giản. Hầu hết mọi người đều băn khoăn: Nên chọn mua đất như thế nào? Sẽ phải mất bao lâu để xây dựng? Quá trình xây dựng bao gồm những gì? Chi phí phải bỏ ra là bao nhiêu? Làm thế nào để kiểm tra được chất lượng thi công? Cần những thủ tục pháp lý, giấy tờ gì trước khi xây dựng?...

1. Mua đất nền
Một nền đất tốt cần phải đáp ứng những yêu cầu:
Vấn đề trước tiên cần phải xem xét trước khi mua một nền đất là giá trị pháp lý: Đất phải có sổ hồng (sổ đỏ) hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.
Về điều kiện môi trường sống phải là khu vực dân trí cao, an ninh tốt, hệ thống đường sá, điện nước đầy đủ, không gian sống thuận tiện, thoáng đãng gần các khu vực chức năng như siêu thị, bệnh viện, chợ, bến xe…và nhất là không xa địa điểm nơi các thành viên trong gia đình học tập hay làm việc.
Đối với văn hóa á đông thì một vấn đề cũng rất được quan tâm khi chọn mua đất là vấn đề phong thủy.
2. Lập hồ sơ thiết kế xây dựng
Để lập được hồ sơ thiết kế phục vụ cho việc xin cấp giấy phép xây dựng cũng như thi công sau này cần chọn nhà tư vấn thiết kế có đầy đủ năng lực và uy tín. Một nhà thiết kế chuyên nghiệp sẽ tư vấn và giúp bạn tạo ra những thiết thế thỏa mãn những yêu cầu về thẩm mỹ, sự tiện dụng và phù hợp điều kiện thực tế và khả năng tài chính của bạn. Họ cũng sẽ tư vấn lập hồ sơ thiết kế thi công, dự toán chi phí và tiến độ thực hiện cho công trình.

3. Thủ tục pháp lý
Trước khi bắt đầu thi công xây dựng có những thủ tục pháp lý cần phải tiến hành để chứng minh quyền sử dụng của bạn đối với nền đất đó, đồng thời nền đất đó không thuộc diện cấm xây dựng.
Bạn phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có giá trị tương đưng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và phải được cấp phép xây dựng.
Nếu nền đất của bạn thuộc một dự án nào đó thì phải được ban dự án cấp phép xây dựng dựa trên quy hoạch chi tiết 1/500 của toàn dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Bạn phải có đủ hồ sơ thiết kế xây dựng của đơn vị có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình.
Nếu nền đất của bạn không thuộc đất dự án, sau khi có giấy phép xây dựng lập thông báo xây dựng cho cơ quan quản lý nhà nước.

4. Chọn nhà thầu thi công xây dựng
Nhà thầu xây dựng là người trực tiếp tạo nên ngôi nhà của bạn, và khâu thi công xây dựng cũng chiếm nhiều chi phí nhất trong quá trình xây dựng. Vì thế bạn cần chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực về tài chính, nhân lực, trang thiết bị và có uy tín. Một nhà thầu thi công xây dựng tốt sẽ đảm bảo chất lượng kĩ thuật, thời gian gian thi công, an toàn lao động với chi phí, giá cả hợp lý. Từ hồ sơ thiết kế xây dựng ban đầu, nhà thầu thi công sẽ lập hồ sơ thi công xây dựng bao gồm kế hoạch xây dựng, thời gian hoàn thành của từng giai đoạn, chi phí thi công…Nhà thầu có nghĩa vụ tổ chức thi công và giám sát đồng thời cập nhật tiến độ thi công cho chủ đầu tư.
5. Chuẩn bị thi công
Chuẩn bị thủ tục khởi công: Một văn bản sẽ được gởi đến chính quyền địa phương để thông báo khởi công thi công xây dựng công trình. Các hộ dân liền kề khu vực thi công cũng được thông báo và tiến hành chụp ảnh hiện trạng các công trình kế cận. Tiến hành treo biển báo công trình (Bao gồm 4 bảng: Cảnh báo công trình, an toàn lao động, biển báo công trình, nội quy công trình).
Chuẩn bị nguồn lực thi công bao gồm: Tài liệu kĩ thuật thi công như hồ sơ thiết kế, hồ sơ xây dựng. Lực lượng nhân công gồm giám sát, kĩ sư, công nhân. Nguồn cung ứng vật tư xây dựng. Tập kết vật liệu, lán trại cho công nhân, hàng rào che chắn công trình. Nguồn điện, nước phục vụ việc xây dựng.
Chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng bao gồm phát quang, làm sạch nền đất. Định vị công trình, xác định cao độ chuẩn.
Cần lưu ý rằng công tác chuẩn bị mặt bằng thường không thể hiện trong hồ sơ thiết kế, vì vậy công tác này phải được thoả thuận thống nhất do bên nào thực hiện.
6. Thi công phần móng, công trình ngầm
Giai đoạn này vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của một công trình. Các khâu làm nền móng gồm có: Đào đất hố móng, gia cố nền bằng phương pháp đóng cọc bê tông cốt thép, thi công khung thép móng và tiến hành đổ bê tông. Đối với các công trình dân dụng thường sử dụng móng đơn ( hay còn gọi móng cóc), móng bè (đối với công trình lớn hay có tầng hầm). Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm khác nhau, tùy theo đặc điểm của từng công trình mà lựa chọn phương án phù hợp. Công việc tiếp theo là tiến hành đổ đà kiềng, đà giằng, xây bể phốt, hố ga, hầm chứa nước…
7. Thi công phần thô thân mái
Phần  khung là kết cấu chịu lực chính cho công trình, thông thường gồm có 5 thành phần chính: cột, dầm, sàn, tường  và cầu thang. Thi công phần thô thân mái cần tuân theo một số nguyên tắc như: Đan thép, ghép cốp pha đúng yêu cầu bản vẽ kết cấu và đúng tiêu chuẩn xây dựng. Chỉ rút cốp pha khi bê-tông đã đủ tuổi. Thi công xây tường phải thẳng, đều, đủ độ kết dính và chống thấm. Thi công các kết cấu âm tường và các ống bảo hộ ngầm.
8. Thi công hoàn thiện công trình
Giai đoạn hoàn thiện là khâu trực tiếp tạo lên diện mạo của công trình, bên cạnh vẻ đẹp về kết cấu. Các công việc trong giai đoạn này như: Trát tường, láng sàn, ốp lát, sơn bả tường, lắp ráp trần, cầu thang, lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện thoại, hệ thống internet, truyền hình cáp, chống sét,… Thi công hoàn thiện công trình cần đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Khi thi công trát tường, láng sàn cần trộn vữa theo đúng tỷ lệ quy định trong hồ sơ thiết kế kĩ thuật. Khi thi công ốp lát cần làm đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Các viên gạch phải thẳng hàng, không xô lệch, nghiêng ngả, mạch gạch đều. Khi thi công lắp đặt hệ thống điện, nước & các hệ thống liên lạc khác cần  làm theo đúng bản vẽ kỹ thuật. Đối với hệ thống cấp thoát nước cần đặc biệt làm kĩ vì nếu bị rò rỉ sẽ gây ra tình trạng thấm bẩn rất mất thẩm mỹ, và tốn nhiều công sức và chi phí để khắc phục.
9. Thi công nội thất
Sau khi quá trình thi công hoàn thiện kết thúc, tiến hành thi công nội thất bao gồm các công việc lắp đặt các trang thiết bị nội thất, hoàn thiện các cấu trúc trang trí. Một số yêu cầu khi thi công nội thất là: Các thiết bị nội thất cũng như các cấu trúc trang trí phải được lựa chọn và lắp đặt đúng như hồ sơ thiết kế. Cần tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất so với thiết kế.
10. Bảo hành kĩ thuật
Tùy theo từng công trình và nhà thầu, thơi gian bảo hành kĩ thuật có thể từ 3 đến 5 năm hoặc hơn nữa. Thời gian bảo hành kĩ thuật tính từ khi hoàn thành và bàn giao công trình. Nội dung bảo hành kĩ thuật là các lỗi về kĩ thuật thi công, không bảo hành các vật tư hoàn thiện.

(Sưu tập)

Saturday, October 17, 2015

Trình tự thực hiện
Bước 1 - Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2 - Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (số 60 Trương Định, phường 7, quận 3, TP. HCM). Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Năm (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30); thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30); thứ Bảy (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30).

Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

• Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.

• Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3 – Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc). Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.

Bước 4 - Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh (số 60 Trương Định, phường 7, quận 3, TP. HCM). Thời gian trả kết quả: từ thứ Hai đến thứ Năm (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30); thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30); thứ Bảy (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30).
 
 Cách thức thực hiệnTrực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước.
 Thành phần số lượng hồ sơ
1. Đối với công trình không theo tuyến:
a)  Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 1); Lưu ý: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải ghi cụ thể cấp công trình.
b)  Giấy tờ về quyền sử dụng đất: Phải có một trong các loại giấy tờ hợp pháp sau đây (có xác nhận sao y bản chính hoặc đem bản chính kèm bản sao chụp để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu và ký xác nhận “đã đối chiếu đúng với bản chính” vào bản sao chụp theo quy định)
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai kèm giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo hoặc có tháo dỡ công trình, nhà ở hiện hữu để xây dựng mới; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994; Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004; Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).
- Các trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn hoặc người sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành: Chủ đầu tư phải thực hiện việc đăng ký tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng quy định.
+     Đối với trường hợp cho thuê, cho thuê lại đất mà người thuê muốn đứng tên chủ đầu tư tại giấy phép xây dựng thì nội dung phải được thể hiện trong Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất được chứng nhận tại cơ quan công chứng, chứng thực theo quy định.
+     Đối với trường hợp thế chấp, bảo lãnh: Phải có văn bản chấp thuận việc đầu tư xây dựng công trình của bên nhận thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
- Giấy ủy quyền được chứng nhận tại cơ quan công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; kèm Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của bên ủy quyền, có nội dung: Cho phép bên được ủy quyền đứng tên chủ đầu tư tại giấy phép xây dựng.
- Đối với những trường hợp mà người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thì phải thực hiện đăng ký mục đích sử dụng đất phù hợp với chức năng công trình xây dựng tại văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi có đất theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Đất đai.      
c)   Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
-    Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
-    Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
-    Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến dự án, tỷ lệ 1/50 - 1/200.
d)  Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng:
Ngoài các tài liệu quy định đối với mỗi loại công trình, nhà ở riêng lẻ, tuỳ thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau:
-    Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC.
(Danh mục các công trình cần phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003, số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/ 2012 của Chính phủ theo phụ lục 21, 22, 23 đính kèm).
-    Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế.
-    Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định.
-    Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
- Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm.
-    Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế theo Phụ lục số 9, kèm theo bản sao các chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
-    Các công trình bắt buộc lập đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ (danh mục theo Phụ lục số 24, 25, 26 đính kèm).
2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
a)  Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 2);
b)  Giấy tờ về quyền sử dụng đất (theo khoản b – mục 1 – phần II –tài liệu này)
c)   Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
-    Sơ đồ vị trí, hướng tuyến công trình;
-    Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 - 1/5000;
-    Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
-    Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm:
+     Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+     Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình.
d)  Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng: (Theo khoản d – mục 1 – phần II  tài liệu này).
3. Đối với công trình tôn giáo:
a)     Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 1);
b)    Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
c)     Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ.
d)    Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
-    Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
-    Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
-    Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc.
e)     Các tài liệu khác:
-    Giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy và Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC.
(Danh mục các công trình cần phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003, số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/ 2012 của Chính phủ theo phụ lục 21, 22, 23 đính kèm)
-    Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế.
-    Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm.
-    Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm định theo Phụ lục số 9, kèm theo bản sao các chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm định.
4. Công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
a)  Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 7;
b)  Giấy tờ về quyền sử dụng đất (theo khoản b – mục 1 – phần II tài liệu này);   
c)   Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá, di tích lịch sử theo phân cấp.
d)  Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
-    Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500;
-    Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500;
-    Bản vẽ mặt đứng, mặt cắt chủ yếu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.
e)   Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng: (Theo khoản d – mục 1 – phần II  tài liệu này).
5. Đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác đầu tư tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại mục 1 – phần II  tài liệu này và các điều khoản quy định của Hiệp định hoặc thoả thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.
 Thời hạn giải quyết20 ngày làm việc (kể từ ngày Sở Xây dựng nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
 Đối tượng thực hiệnCá nhân và tổ chức
 Cơ quan thực hiện
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Xây dựng

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân 24 quận – huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo dân tộc thành phố, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Bưu chính Viễn thông.
 Kết quảGiấy phép
 Phí, lệ phíLệ phí cấp giấy phép xây dựng:100.000 đồng/giấy phép.
 Tên mẫu đơnĐơn xin cấp Giấy phép xây dựng.
 Yêu cầu điều kiện
1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố;

2. Bảo đảm quy định về độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý theo quy định tại Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ;

3. Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; độ cao tĩnh không; thiết kế đô thị (tại những khu vực đã có thiết kế đô thị); yêu cầu về phạm vi an toàn đối với công trình xung quanh; hành lang bảo vệ các công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật; hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật;

4. Các công trình xây dựng trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường;

5. Công trình sửa chữa, cải tạo không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông thoáng, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ;

6. Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh;

7. Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân thủ theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị;

8. Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.

9. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước), việc lấy ý kiến về thiết kế cơ sở do người quyết định đầu tư quyết định khi thấy cần thiết.