Saturday, April 27, 2019

Vườn Tao Ngộ là tên của khu tiếp đón thân nhân ở trung tâm này, được trang hoàng rất đẹp mắt và ấm cúng. Nơi đây, mỗi tuần một lần vào ngày chủ nhật, những người trai thời loạn vừa mới từ giã cuộc đời dân chính gặp gỡ tiếp đón thân nhân mình. Nơi đây, hàng trăm ngàn trai trẻ Việt Nam và thân nhân của họ, từ cha mẹ đến anh em, đến người tình, đến vợ con, đã trải qua những khoảng thời gian ngắn ngủi tươi đẹp nhất, cảm động nhất, nhưng đồng thời cũng đau buồn và nhiều kỷ niệm nhất đời mình ..
Trung tâm tọa lạc tại địa phận Quán Tre, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định


 



Friday, April 26, 2019

Bài hát: Khuyu nay anh đi rồi

Ca sĩ: Hương Lan


Thursday, April 25, 2019

Bài hát: Duyên phận

Ca sĩ: Dương Hồng Loan




Bài hát: Đắp mộ cuộc tình

Ca sĩ: Đan Nguyên 


Monday, April 22, 2019

Bài hát: Vùng lá me bay

Ca sĩ: Dương Hồng Loan 


Thursday, April 18, 2019

Tên chính thức: CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC C&G
Tên giao dịch: C&G ARCHITECTS CO.,LTD
Mã doanh nghiệp: 0315450193
Cơ quan thuế quản lý: Chi cục Thuế Quận 1
Website: https://cgarchitects.vn


Tuesday, April 16, 2019

Được cho là có giá nhà rẻ nhất, nhưng nếu so sánh trên bình quân thu nhập thì giá nhà tại TP.HCM quá "đắt" so với các nước trên thế giới.


Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Công ty địa ốc Trường Phát, so sánh theo số liệu công bố thu nhập bình quân đầu người tại TP.HCM khoảng 8.000 USD một năm, ở Kuala Lumpur thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đã là hơn 27.000 USD, gấp hơn 3 lần TP.HCM. 
 
Với giá nhà tại TP.HCM mà CBRE đưa ra trung bình khoảng 103.100 USD/căn, tương đương gần 2,4 tỉ đồng thì người dân TP.HCM mất gần 13 năm thu nhập để mua một căn nhà trong khi người Kuala Lumpur chỉ mất 4 năm thu nhập.  
 
Nếu trừ hết các chi phí về ăn ở, chữa bệnh, đi lại... chỉ còn khoảng 30% thu nhập thì một người dân ở TP.HCM phải mất gần 43 năm thu nhập mới có đủ tiền mua căn hộ, trong điều kiện giá nhà sẽ không tăng. "Nói thế để thấy, dù giá nhà ở TP.HCM có rẻ nhất thế giới thì người dân vẫn phải mất nhiều chục năm, thậm chí cả đời mới mua được cái nhà để ở", ông Dũng nói. 
 
Thạc sĩ Huỳnh Phước Nghĩa nói thêm, giá nhà ở tại TP.HCM theo các báo cáo dù thấp hơn một số TP của các nước trong khu vực ASEAN nhưng thu nhập đầu người của chúng ta thấp hơn rất nhiều. Như vậy, nếu xét theo GDP, giá nhà đất của ta cao hơn nhiều. Đáng nói, do thuế, phí, nguyên vật liệu, cộng với yếu tố thị trường dẫn đến giá hiện nay chỉ có thể tăng chứ rất khó giảm. Vì vậy, để cán cân nhà ở cân bằng, chỉ có thể tăng thu nhập của người dân hoặc Chính phủ hỗ trợ về tài chính.
 
Một nghịch lý theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, 10 năm trước Công ty Đất Lành, Nam Long, Lê Thành, Khang Gia... và nhiều DN khác đều tập trung làm nhà giá thấp thì nay mất hút. Vài năm trước, các sàn kinh doanh BĐS bắt đầu chiến lược mua lại nhà giá thấp để bán như Hưng Thịnh, Đất Xanh, Phúc Khang... thì giờ đây các đại gia đó cũng "từ chối", không ai chịu làm nhà giá thấp. Nguyên nhân khiến các DN không mặn với nhà giá thấp vì lãi rất thấp, chỉ 1 - 2 triệu đồng/m2. Nếu gặp biến cố về tài chính ngân hàng, vật giá, thị trường khó khăn... thì DN phá sản, thua lỗ.
 
Thực tế khoảng 3 - 4 năm trở lại đây thị trường BĐS gần như vắng bóng các dự án nhà ở giá rẻ, thậm chí nhà ở bình dân. Không những vậy, giá nhà đất cũng bị đẩy lên rất cao. Nếu như trước đây, nhà cao cấp có giá khoảng 30 triệu đồng/m2 thì nay giá đã bị đẩy cao lên gấp đôi.
 
Lãnh đạo một DN khi bàn về nhà giá thấp đã thẳng thắn nói rằng “khi có được giấy phép xây dựng rồi thì ngu sao làm nhà giá thấp” bởi về mặt thủ tục pháp lý cho nhà thu nhập thấp hay dự án căn hộ cao cấp xin cũng cực khổ như nhau. Cũng phải làm tất cả từ phòng cháy chữa cháy, cao độ, tính kết cấu... giống nhau, trong khi nhà giá thấp lợi nhuận thu được không đáng là bao nhiêu.
 
“Rõ ràng nhà giá thấp từ số ít người làm đến giờ... không ai làm. Chính quyền phải có chiến lược, phương pháp, làm sao để duy trì nhà giá thấp vì nhu cầu hằng năm cần đến vài chục ngàn căn nhà giá thấp. Chúng ta nên đi học tập, tham quan mô hình nhà ở của Tập đoàn Becamex ở Bình Dương hay nhà giá rẻ mà Tập đoàn Trần Anh xây dựng ở Long An để người nghèo có cơ hội mua được nhà an cư”, ông Đực đề xuất.
 
Nhiều chuyên gia cho biết, trước đây Chính phủ có gói 30.000 tỉ đồng để hỗ trợ DN xây dựng và hỗ trợ người dân khó khăn về nhà ở, dân nghèo vay vốn mua nhà ở xã hội thì còn một số DN còn mặn mà với nhà giá rẻ. Nay gói tín dụng này đã hết thì không còn DN nào tham gia chương trình này. Đã đến lúc cần có một gói tín dụng khác hoặc một chính sách hỗ trợ DN xây dựng loại hình căn hộ này để hỗ trợ dân nghèo có được căn nhà để ở.
(Sưu tập)
 

Sunday, April 7, 2019

Đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết một trong những nguyên nhân của tình trạng "sốt" đất là do người dân, giới đầu tư thiếu thông tin, hoặc thông tin không được kiểm chứng, mập mờ 


Các dự án đất nền trong quý I/2019 được sự quan tâm lớn của người dân, nhà đầu tư, thậm chí ở một số địa phương như Hà Nội, TP HCM, Quảng Ninh, Quảng Nam... tạo ra những làn sóng rất sôi động, "sốt" đất. Thông tin này được ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), chia sẻ tại hội thảo Tiêu điểm bất động sản quý I, xu hướng và cơ hội đầu tư quý II/2019 do Tạp chí điện tử Diễn Đàn Đầu Tư tổ chức ngày 6-4.

Ông Khởi liệt kê một số điểm "nóng" về đất nền ở Hà Nội như huyện Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh. Ở TP HCM có huyện Củ Chi, khu vực ven đô. "Ở các địa phương có sốt đất nền, đa phần xảy ra ở các khu vực sắp sáp nhập vào thành phố, hoặc quy hoạch khu đô thị thì sẽ tạo ra sự quan tâm của nhiều người"- ông Khởi nói.


Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), lý giải nguyên nhân tình trạng "sốt" đất

Về việc thời gian qua ở các địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP HCM có tình trạng "sốt" đất, ông Nguyễn Mạnh Khởi cho rằng nguyên nhân đến từ nhiều phía, nhưng trong đó việc nhiễu loạn thông tin về quy hoạch, chính sách khiến thị trường này có phần phức tạp.

"Thông tin ở các khu vực có khả năng "sốt" đất thường chưa được kiểm chứng, chưa rõ ràng. Việc thiếu thông tin, thông tin không rõ ràng có phần lỗi từ cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương"- ông Khởi cho hay.

Ông Khởi dẫn chứng một số thông tin chưa kiểm chứng, thiếu rõ ràng như thông tin sáp nhập huyện, thông tin huyện lên quận, sáp nhập môt số đơn vị hành chính vào thành phố nào đó. Theo ông, những thông tin này không được công khai minh bạch sẽ rất dễ tạo ra "sốt" đất. Cũng không loại trừ các loại tin đồn để tạo sóng thị trường bất động sản.

Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản nhấn mạnh đến khi nào những thông tin về chính sách, về quy hoạch... chưa được công khai, minh bạch thì tình trạng "sốt" đất vẫn còn.


Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho biết người dân, dư luận nói về việc "sốt" đất trong thời gian vừa qua nhưng thực tế lượng giao dịch ở một số địa phương như Vân Đồn (Quảng Ninh), Đà Nẵng... đều không cao. "Như Vân Đồn, trong quý I chỉ có khoảng 165 giao dịch"- ông Đính nói.

Ông Đính cũng nhắc lại việc minh bạch thông tin ở các địa phương đang rất thiếu. "Người dân, giới đầu tư khi nghe có tin đồn về quy hoạch, chính sách, nếu thấy có lợi thì họ sẽ vào đầu tư. Việc đầu tư có thể đúng, có thể sai. Nhưng đối với giới đầu tư, khi sai thì họ phải tìm cách để tháo ra, nên thông tin sẽ càng thêm nhiễu, không tránh khỏi tình trạng đầu cơ thổi giá"- ông Đính cho hay.


Đất vùng ven Hà Nội bị "thổi giá" sau thông tin sắp lên quận
Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù để đưa 4 huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì lên quận vào năm 2020 đã khiến giá đất tại 4 huyện này tăng chóng mặt thời gian đần đây.

Điều đáng nói là trước thời điểm Hà Nội thống nhất lộ trình 4 huyện lên quận vào năm 2020, thông tin này đã được các môi giới truyền tai nhau và từ cuối năm 2018, giá đất tại 4 huyện trên tăng nhanh bất thường.

Tại huyện Đông Anh, theo khảo sát, một số vị trí đất nền, biệt thự, nhà liền kề ở khu Thanh Trì đang được chào bán từ 26-30 triệu đồng/m2, có nơi 35-40 triệu đồng/m2, thậm chí trên 55 triệu đồng/m2. Nhiều vị trí đất phân lô ở khu vực này cũng có giá từ 55-65 triệu đồng/m2, cao gấp đôi so với đầu năm ngoái.

Tại huyện Hoài Đức, đất mặt tiền ở thị trấn Trạm Trôi đang được chào giá cao ngất ngưởng: 120-130 triệu đồng/m2, cao hơn nhiều so với giá chào bán 80 triệu đồng/m2 vào cuối năm 2017. Ngay cả đất ở các xã An Khánh, An Thượng cũng được chào giá 30-40 triệu đồng/m2, tăng 30%-40%.


(Sưu tập)




Friday, April 5, 2019

Quỹ đất siết chặt đẩy nguồn cung khan hiếm đang là nguyên nhân khiến thị trường Tp.HCM khá trầm lắng.

Tuy nhiên trái với lo ngại xảy ra khủng hoảng vỡ bong bóng, các chuyên gia cho rằng, đây là động thái thanh lọc thị trường và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư uy tín cung cấp những sản phẩm chất lượng.

Nguồn cung siết chặt - thị trường trầm lắng
Theo một thống kê của CBRE, nguồn cung nhà ở tại Tp.HCM đang sụt giảm rõ nét. Tổng nguồn cung sản phẩm của các dự án tính đến thời điểm này đã giảm đến 44,5%. Trong đó, phân khúc cao cấp giảm 25,9%, trung cấp giảm 32,6%, bình dân sụt giảm đến 69,7%. Trong Qúy I-2019 hầu như không có dự án mới nào được chủ đầu tư tung ra thị trường.

Khảo sát thực tế cũng cho thấy từ sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, số dự án mới được chủ đầu tư công bố tại thị trường Tp.HCM có thể đếm trên đầu ngón tay. Ngoại trừ Charmington Dragonic tại Quận 5 vừa được công bố, các dự án đang chào bán đều là triển khai giai đoạn tiếp theo như Phú Mỹ Hưng Midtown, Eco Green Saigon, Rome by Diamond Lotus hay Grand Manhattan…

Theo các chuyên gia, sự sụt giảm này chủ yếu do các doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến pháp lý để triển khai dự án. Để "cứu mình", ngay cả những doanh nghiệp dẫn dắt thị trường trước đây như Hưng Thịnh, Nam Long, Him Lam, Novaland… cũng đều đang phải "đánh bắt xa bờ" ở các thị trường vùng ven hoặc chuyển hướng sang bất động sản nghỉ dưỡng.

Khó khăn để tìm kiếm BĐS 1 tỷ đồng
Trong khi phân khúc tầm trung và cao cấp có giá bán dao động từ 2 - 5 tỷ chỉ đếm trên đầu ngón tay thì loại hình BĐS trên dưới 1 tỷ đồng, vốn đã là sản phẩm hữu hạn càng trở nên khan hiếm và gần như biến mất trên thị trường. Trước thực trạng này, nhiều khách hàng có nguồn tài chính hạn chế buộc phải chọn lựa các dự án ở ngoại thành, thậm chí chấp nhận mua các dự án nhà ở xã hội, chung cư cũ xuống cấp hoặc đến các vùng giáp ranh như Dĩ An, Biên Hòa để hiện thực hóa giấc mơ có nhà.

Việc khan hiếm dự án mới đã khiến cho mặt bằng giá BĐS có xu hướng tăng mạnh. Nhiều dự án có vị trí đẹp đã tăng bình quân khoảng 20% so với hồi cuối năm ngoái. Ở khu Nam, nơi có hệ thống hạ tầng giao thông và tiện ích đã khá hoàn thiện,một số dự án gần bàn giao nằm liền kề Phú Mỹ Hưng như Saigon Mia, Acsent Lakeside... đang được nhà đầu tư bán chênh lệch từ 25-30%. Các dự án mới giao nhà và đầy đủ tiện ích tỷ lệ tăng còn cao hơn nữa.

Trên thực tế, dù nguồn cung những năm gần đây rất lớn nhưng nhu cầu nhà ở tại TP.HCM chẳng những không giảm mà vẫn đang tăng lên theo tốc độ phát triển kinh tế và tăng dân số cơ học. Theo Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2009 - 2016, TPHCM có 134.000 hộ gia đình mới, tỷ lệ cao nhất cả nước, cộng thêm lượng nhà ở cũ xuống cấp ngày càng nhiều khiến nhu cầu mua nhà ở mới tăng vọt. Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng các gia đình trẻ mới cưới và nhóm chuyên gia, sinh viên quốc tế, người nước ngoài đến TPHCM làm việc ngày càng nhiều cũng góp phần tạo áp lực lớn cho nguồn cung nhà ở.

Khảo sát cho thấy nhu cầu của nhóm khách hàng này là các căn hộ diện tích nhỏ nhưng phải đầy đủ tiện ích, giao thông thuận tiện, môi trường sống thoải mái và thiết kế thông minh… Trong đó, khu Nam là lựa chọn được nhiều khách hàng ưu tiên. Theo giới kinh doanh bất động sản, tại các dự án ở khu Nam, những căn hộ diện tích nhỏ luôn "cháy hàng" và thanh khoản dễ dàng dù đơn giá tính trên mét vuông thường cao hơn so với căn hộ diện tích lớn.

Chọn thời cơ để … nắm bắt
Nắm bắt tâm lý nóng sốt của đa số khách hàng trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, đặc biệt với phân khúc dành cho người trẻ có thu nhập vừa tầm, tập đoàn An Gia đã kết hợp với đối tác Nhật Bản Creed Group đang tung ra thị trường dự án Signial, cao 33 tầng quy mô xây dựng trên khu đất rộng 66.000m2, cung cấp cho thị trường 1.100 sản phấm. Giá bán được An Gia tiết lộ chỉ trên dưới 1 tỷ đồng. Đây được xem là mức giá dễ hấp thụ và "hợp thời".

Ngoài ưu thế giá bán, Signial còn được đánh giá cao khi tọa lạc trên mặt tiền đường Hoàng Quốc Việt, sát cạnh cộng đồng cư dân đẳng cấp tại những dự án khác của An Gia như River Panorama và Sky89, tiệm cận khu phố nhà giàu Phú Mỹ Hưng, siêu dự án Peninsula và công viên Mũi Đèn Đỏ. Dự án hứa hẹn là không gian sống lý tưởng dành cho thị dân trẻ thành đạt, muốn sở hữu một không gian sống kết hợp làm việc tiện nghi, gần gũi với thiên nhiên và thuận phong thủy. Signial tích hợp cụm tiện ích đạt chuẩn khách sạn 5 sao như: hồ bơi chân mây, phòng Gym và Yoga, phòng chiếu phim, phòng hát karaoke, vườn thư giãn trên không, sảnh đón rộng rãi và thoáng mát với đầy đủ khu vực chờ, tiếp khách. Ngoài ra, dự án còn sở hữu hệ thống phòng họp và thư viện, phục vụ cho nhu cầu học tập và làm việc của sinh viên quốc tế, người nước ngoài đang sinh sống và định cư tại khu vực Quận 7.

Tập đoàn An Gia tiếp tục tiên phong trong việc kiến tạo nên một giải pháp an cư hoàn toàn mới - một sản phẩm bất động sản lưu trữ thông minh với tên gọi là Signial. Sản phẩm hướng đến phân khúc khách hàng trẻ trung năng động, đang chọn lựa một không gian sống – làm việc có thể tận hưởng một cuộc sống đầy màu sắc, vừa yêu thích một nơi ở gần gũi với thiên nhiên, an lành và thuận phong thủy. Không những thế, Signial vô cùng phù hợp với những gia đình trẻ, với cụm tiện ích nội khu hướng đến những hoạt động dành cho gia đình, làm việc và trường học dành cho trẻ nhỏ.

 (Sưu tập)

Tuesday, April 2, 2019

Người "ôm trái đắng" vì rơi vào "bẫy" giá đất, người nhà tan cửa nát vì bỗng dưng cầm tiền tỉ trong tay, không biết cách đầu tư làm ăn mà tiêu xài hoang phí 


Tại Đà Nẵng, chỉ cần rảo xe dọc các khu đô thị là lập tức "cò" tiếp cận giới thiệu đất cho khách hàng. Những container, nhà tôn mọc lên san sát nhau với tên gọi hoành tráng là sàn giao dịch bất động sản nhưng thực chất chỉ là nơi cho "cò" nghỉ ngơi, đón khách.

Mê hồn trận thổi giá
Trong vai khách hàng, phóng viên (PV) có nhu cầu mua một lô đất tầm 3 tỉ đồng tại khu đô thị Phước Lý (quận Liên Chiểu). Lập tức, người đàn ông tên Tuấn dẫn đến 1 lô đất trống, cỏ mọc um tùm, giới thiệu "giá mềm" là 3,2 tỉ đồng. Ông Tuấn khẳng định lô đất của mình có sổ đỏ và đọc vanh vách số lô, phân khu đồng thời cho biết chỉ cần sang tên đổi chủ là có thể xây dựng công trình. Chiều cùng ngày, PV quay lại vị trí lô đất thì xuất hiện một người phụ nữ khác cũng tự nhận là chủ lô đất. Người này ra giá lô đất chỉ 3 tỉ đồng và bảo đảm sẽ làm sổ đỏ chính chủ. PV yêu cầu xem sổ đỏ thì người này lấy lý do chỉ cho coi sổ khi đã đặt cọc, rồi bỏ đi.


Ông Trần Văn Tân, chuyên gia nghiên cứu bất động sản tại Đà Nẵng, tiết lộ chiêu trò trên chỉ là "cò con". Ông Tân cho biết những cò cỡ lớn, hay còn gọi là "cá mập", thường tạo những đợt sốt đất tại 1 khu vực chỉ sau 1 đêm. Chuyên gia này dẫn chứng đợt sốt đất ở Hòa Liên (huyện Hòa Vang) cuối năm 2018 hay tại xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang) đầu năm 2019: một nhóm "cò" xuất hiện tại khu vực đã được chọn sẵn, tự tạo các giao dịch mua đất với giá trị gấp 2, thậm chí gấp nhiều lần giá thực tế. Tiền của "cò" chuyển từ người này sang người khác như giao dịch thật nhưng thực chất chỉ là chuyển nhượng sang tay và nhận tiền đặt cọc. "Những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm sẽ nhảy vào lướt sóng hòng kiếm lời. Khi những người này xuống tiền mua đất, nhóm "cò" lấy được tiền sẽ lập tức rút đi. "Con mồi" lúc này hoảng loạn và ôm nợ vì giá đất lập tức trở về giá trị thực" - ông Tân tiết lộ.

Làm giả cả văn bản nhà nước
Ở Đà Nẵng, chiêu trò liều lĩnh nhất mà "cò" bất động sản đang thực hiện là làm giả văn bản nhà nước với đầy đủ mộc đỏ, chữ ký lãnh đạo. Tháng 11-2018, văn bản giả mạo có số ghi trên Công văn là 738/2018/UBND-XDCB ngày 31-10-2018 do Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là ông Huỳnh Đức Thơ ký, đóng dấu với tiêu đề "V/v phê duyệt hình thức đầu tư xây dựng đối với công trình cầu nối từ đường Bùi Tá Hán qua khu đô thị sinh thái Hòa Xuân". Nơi gửi đến của văn bản giả này là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, UBND quận Cẩm Lệ, UBND quận Ngũ Hành Sơn.

"Công văn" giả được chia sẻ nhanh chóng trên các website mua bán đất và mạng xã hội Facebook. Giá đất khu vực Nam Việt Á từ đường Bùi Tá Hán đến khu vực Hòa Xuân lập tức tăng ít nhất 1 tỉ đồng/lô. Chính quyền Đà Nẵng xác định mục đích tung văn bản giả này nhằm tạo cơn sốt đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ.

Đầu tháng 3 vừa qua, Văn phòng UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ra văn bản chấn chỉnh một số thông tin thất thiệt và tình trạng mua bán chuyển nhượng trái phép đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã. Văn bản nêu rõ một số đối tượng "cò" đất lợi dụng sự sôi động của thị trường bất động sản, tung tin thất thiệt tràn lan trên mạng xã hội. "Những nhóm đối tượng tung tin đồn này đã mua đi bán lại đất đai bằng hợp đồng đặt cọc ảo nhằm đánh lừa nhà đầu tư, người dân có nhu cầu mua đất. Từ đó, gây "sốt" ảo nhằm mua bán thu lợi, gây nhiễu loạn thông tin trong dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn" - văn bản của chính quyền thị xã Điện Bàn viết.

Làng quê hết bình yên
Những năm gần đây, cầu Cửa Đại bắc qua dòng Thu Bồn được xây dựng, con đường ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng được khớp nối, các dự án du lịch "khủng" nở rộ tại các vùng biển tỉnh Quảng Nam. Dự án đến đâu, "sốt" đất theo đến đó; nhiều nông dân, ngư dân "lên đời" chỉ sau một chữ ký.

Gia đình ông Phan Đức P. (ngụ thôn 5, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình) đã bán căn nhà cũ và mảnh vườn rộng hơn 2.000 m2 với giá hơn 8 tỉ đồng. Có tiền, vợ chồng ông P. mua một mảnh đất hơn 1 tỉ đồng để làm nhà mới, chia cho con cái mỗi người một ít, số còn lại gửi ngân hàng lấy lãi. Một trưởng thôn ở xã Bình Dương cho biết ông P. là một trong số hàng trăm gia đình trong xã sở hữu tiền tỉ nhờ bán đất. "Đến 60%-70% hộ giàu lên nhờ bán đất. Nhà nào ít cũng vài tỉ đồng, nhiều thì vài chục tỉ đồng" - vị trưởng thôn cho hay.
Đưa tay lên nhẩm tính, một người dân xã Bình Minh (huyện Thăng Bình) đếm không hết số "tỉ phú" mới nổi ở địa phương. "Chúng tôi không rõ họ mua đất để làm gì, chỉ biết đất đai tăng giá chóng mặt. Người mua chủ yếu ở Đà Nẵng, TP HCM, Hà Nội. Có mảnh đất hôm trước bán 8 tỉ đồng, hôm sau đã sang tay với giá gấp đôi" - một người dân nói.

Sau khi bán đất, nhiều gia đình xây nhà cao cửa rộng, mua sắm tiện nghi, bỏ dần việc đồng áng, ngừng vươn khơi bám biển. "Từ khi giá đất lên cao, người dân đổ xô bán đất, đổi đời. Các công trình xây dựng ở đây trả lương rất cao nhưng người dân không thiết làm, giờ chỉ làm những công việc nhẹ nhàng. Bản thân tôi một tháng chỉ làm thợ hồ 10 ngày, kiếm khoảng 3,6 triệu đồng đủ hai vợ chồng tiêu vặt" - ông Lê Văn Thông (thôn 5, xã Bình Dương) cho hay.

Theo một trưởng thôn ở xã Bình Dương, từ khi "bão" giá đất quét qua, nhiều gia đình xào xáo vì tranh giành, kiện cáo lẫn nhau hoặc tiêu pha lãng phí. Như trường hợp gia đình ông C.V.L (thôn 6, xã Bình Dương): cách đây 3 năm, bán đất được hơn 1 tỉ đồng - số tiền rất lớn ở địa phương tại thời điểm đó - ông L. và 2 con trai mặc sức ăn chơi; 2 con ông còn nghiện ngập, quậy phá dẫn đến tù tội. Chẳng mấy chốc hết sạch tiền, con trai út của ông L. lưu lạc vào Nam, không rõ tung tích. Người con trai đầu sau khi ra tù cũng đi theo những thành phần bất hảo, không chịu làm ăn. Vị trưởng thôn lo lắng trường hợp gia đình ông L. sẽ không còn là cá biệt vì thời gian gần đây, địa phương xuất hiện nhiều thanh niên tụ tập ăn chơi, bài bạc, sử dụng ma túy... "Bỗng chốc cha mẹ có nhiều tiền nên tụi nhỏ không chịu học hành, làm ăn mà chơi bời lêu lổng" - vị trưởng thôn cám cảnh.

(Sưu tập)

Monday, April 1, 2019

Cơn sốt giá đất lan nhanh từ thành thị đến nông thôn các địa phương miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên-Huế... kéo theo đó là hàng loạt hệ lụy xã hội. Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước lại lúng túng trong quản lý.

Các chiêu trò kích giá theo kiểu đồn thổi, ăn theo dự án đã đẩy giá bất động sản nhiều tỉnh, thành miền Trung tăng đột biến.
Giá đất rục rịch tăng từ đầu năm 2017 và "nóng sốt" trong gần 1 năm nay. Cơn "sốt" lan rộng, đâu đâu cũng thấy nhan nhản bảng hiệu quảng cáo nhà đất và đội quân "cò" đất hoạt động sôi nổi.
"Tấc đất, tấc vàng"
Đến Quảng Nam, đi dọc con đường 129 nối Hội An với Tam Kỳ hay đường thanh niên ven biển dọc các xã như Duy Vinh, Duy Hải (huyện Duy Xuyên); Bình Dương, Bình Minh, Bình Nam (huyện Thăng Bình); Tam Thanh (TP Tam Kỳ)..., nhiều người không khỏi choáng ngợp bởi hàng ngàn tấm bảng môi giới dịch vụ nhà đất "giăng" khắp nơi. Người dân ở đây cho biết ngày trước đất đai ven biển khô cằn, "chó ăn đá, gà ăn sỏi" nên chẳng ai ngó ngàng, thế nhưng hiện nay, "tấc đất, tấc vàng".
Nằm trong vùng có nhiều dự án đã và đang được đầu tư xây dựng, xã Bình Dương bị cơn bão giá đất "càn quét" mạnh nhất, giá đất ở đây đắt đỏ nhất so với các xã ven biển khác trong tỉnh Quảng Nam. Nếu như thời điểm bắt đầu cơn sốt đất cách đây 3 năm, mỗi m2 đất thổ cư ở ven vùng dự án khoảng 3-4 triệu đồng thì nay lên đến 18-19 triệu đồng. Đất rừng sản xuất cũng tăng từ vài trăm ngàn đồng lên vài triệu đồng/m2, thậm chí hơn 10 triệu đồng/m2. "Họ mua đất rừng sau đó nhờ các mối quan hệ, chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở để bán với giá cao gấp nhiều lần" - một người dân tiết lộ.


Tại Đà Nẵng, sau thời gian trầm lắng giai đoạn 2009-2014, giao dịch nhà đất bắt đầu tăng nhiệt từ cuối năm 2015 đến nay. Hàng loạt dự án bất động sản được ra mắt như khu đô thị Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) mở rộng, khu Phước Lý (quận Liên Chiểu, quận Cẩm Lệ) mở rộng do Công ty CP Đầu tư miền Trung làm chủ đầu tư, hay Golden Hills (quận Liên Chiểu) do Tập đoàn Trung Nam làm chủ đầu tư.
Thời điểm năm 2016, 1 lô đất có diện tích khoảng 100 m2 tại khu đô thị Hòa Xuân có giá từ 1-1,3 tỉ đồng, tại khu đô thị Phước Lý khoảng 400-500 triệu đồng, Golden Hills 500 triệu đồng. Cũng diện tích này, giá bán hiện đã cao gấp 4-6 lần. Chẳng hạn, lô 100 m2 tại khu đô thị Hòa Xuân đang giao dịch 4 tỉ đồng, khu đô thị Phước Lý là 2,5-3 tỉ đồng, khu đô thị Golden Hills là 3 tỉ đồng. Riêng khu vực đất nền ven biển quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, 1 m2 thời điểm hiện tại lên đến 100-500 triệu đồng.
Theo giới kinh doanh, "sốt" đất không chỉ diễn ra ở những khu vực dự án hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thủ tục pháp lý hay ở những khu vực trung tâm, kế cận thành phố mà còn lan rộng ra các khu tái định cư cách xa trung tâm và vùng nông thôn.
Khu tái định cư Hòa Liên (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) nằm ngay cạnh điểm nóng ô nhiễm của Đà Nẵng dù chưa hoàn thiện hệ thống điện, nước, đèn đường, đường nội bộ… nhưng vẫn tăng giá phi mã. Đỉnh điểm của cơn "sốt" là giá bán từ 500 triệu đồng/100 m2 đã tăng lên 1,6 tỉ đồng/100 m2 chỉ sau 4 ngày. Tương tự, đợt "sốt" đất cũng vừa xảy ra tại khu vực xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang), người mua thậm chí trả giá gần 1,2 tỉ đồng cho lô đất còn nguyên bờ tre. Những miếng đất nông nghiệp đang trơ gốc rạ cũng được trả giá trên 1 tỉ đồng.

Ăn theo hạ tầng
Theo khảo sát của phóng viên, cách đây khoảng 4 năm, giá đất đường ven biển Xuân Diệu, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) chỉ khoảng 20-30 triệu đồng/m2, giờ đã vọt lên cao nhất TP Quy Nhơn với mức giao dịch từ 200-250 triệu đồng/m2.
Tại nhiều khu vực ngoại thành Quy Nhơn, nhất là những địa phương đã và đang triển khai các dự án du lịch, giá đất cũng tăng chóng mặt. Điển hình như tại khu vực xã ven biển Nhơn Lý, giá đất nền năm 2016 khoảng 2-3 triệu đồng/m2. Sau khi quần thể du lịch FLC Quy Nhơn tại đây đi vào hoạt động, giá đất đã tăng gấp 10-15 lần, lên đến 30-35 triệu đồng/m2 (khu vực ven biển) và 20 triệu đồng/m2 (các trục đường chính khu trung tâm xã).
Tình trạng mua bán đất cũng diễn ra hết sức rầm rộ tại tỉnh Quảng Ngãi. Không chỉ các khu dân cư trung tâm TP Quảng Ngãi, nhiều khu dân cư vùng ven cũng đang rần rần nhảy giá. Theo một nhân viên môi giới, đất tại các khu dân cư Đồng Phú (huyện Sơn Tịnh), Thạch Bích (TP Quảng Ngãi) đã lên đến 1,2-1,5 tỉ đồng/lô nhưng không có để bán. Ông Nguyễn Văn Cảnh, một người dân ở thôn An Phú, xã Tịnh An (TP Quảng Ngãi), cho biết mỗi ngày tại đây có hàng chục người tới hỏi mua đất. "Cách đây 1 năm, một lô đất chỉ 100 triệu đồng, đầu năm 2019 tăng lên 250 triệu đồng, bây giờ đã là 500 triệu đồng nhưng ít ai bán" - ông Cảnh nói.
Cách đây 5 năm, những ngôi làng như Ngọc Anh, Lại Thế, Chiết Bi... thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, toàn hồ nước và các vườn chuối quanh năm yên bình, người dân sống dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều dự án mọc lên ven tuyến Phạm Văn Đồng, Quốc lộ 49, Tỉnh lộ 10 hay đường Tự Đức - Thuận An đã đẩy giá đất lên khá cao. Đặc biệt từ năm 2017 và cao điểm cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, nhu cầu đất ở tăng đột biến nên đất vùng ven càng lúc càng có giá. Anh Hoàng, một "cò" bất động sản có thâm niên hơn 10 năm ở TP Huế, cho biết từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều công ty, cá nhân kinh doanh bất động sản thường xuyên lùng sục vườn của các hộ rồi tách thửa nhỏ, bán lại.

Người người, nhà nhà làm môi giới
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có hàng chục công ty buôn bán bất động sản hoạt động, mỗi công ty có ít nhất 100 nhân viên. Theo chị Trần Thị Thanh, nhân viên công ty bất động sản H.L, công ty chị có hơn 100 người, hoạt động buôn bán đất ở khắp nơi như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam... và tiếp tục tuyển nhân viên để phát triển thị trường. Cũng theo chị Thanh, hiện mỗi tháng nhân viên môi giới kiếm được vài chục triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu đồng. Cũng bởi "nghề" này đang lên nên nhiều người bỏ việc, nộp hồ sơ vào các công ty bất động sản xin làm nhân viên kinh doanh.
Từ dạo sốt đất, anh N.V.T, công chức công tác tại một sở của TP Đà Nẵng, ngày ngày đăng trên trang Facebook cá nhân thông tin rao bán đất, nhà. Anh T. cho biết nhận mối bán đất thông qua những người bạn làm bất động sản, có lô môi giới thành công anh được trả hoa hồng gần 40 triệu đồng, bằng mấy tháng lương. "Nếu tháng nào may mắn, giới thiệu được 3-4 miếng đất thì tiền hoa hồng bằng cả năm đi làm" - anh T. khoe và cho biết cả cơ quan anh hầu như ai cũng đang làm "cò". Nhiều người nghỉ hẳn công việc văn phòng, chuyển sang làm "cò" rao bán đất trên mạng xã hội.
Sức nóng của cơn sốt đất tỏa ra khắp nơi, từ quán cà phê, quán ăn đến công sở…, người người bàn tán chuyện mua bán đất. Ngay tại những vùng nông thôn, nông dân vốn quen với cày cuốc, đồng ruộng giờ cũng… rũ bùn đứng dậy làm "cò" đất.


(Sưu tập)