Friday, May 29, 2020

Trong thời đại công nghệ hiện nay, điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân của mỗi người. Vậy nhưng tại sao trong phòng tắm của khách sạn vẫn được trang bị thêm điện thoại?

Không khó để nhận ra sự hiện diện của chiếc điện thoại trong nhà vệ sinh khách sạn từ khoảng 10 năm trở lại đây. Điều này dường như khá kỳ quặc bởi hầu hết du khách không bao giờ dùng chiếc điện thoại này. Thế nhưng trên thực tế, đây gần như là một điều phổ biến và bắt buộc trong các khách sạn 4 và 5 sao.

Việc các khách sạn trang bị điện thoại trong phòng tắm, nhà vệ sinh thực ra là yêu cầu bắt buộc do tổ chức xếp hạng khách sạn AAA quy định kể từ tháng 12/2008.

Đây là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá thứ hạng và nâng số sao. Với khách sạn từ 4- 5 sao trở nên, phòng tắm phải có điện thoại để khách dùng.

Đến nay, quy định này vẫn còn hiệu lực, dù ở thời điểm hiện tại, điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân của mỗi người và chẳng mấy người cần đến điện thoại bàn nữa.

Mike Holovacs, người có 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành khách sạn đồng ý với quan điểm trên và cho biết, điện thoại vẫn là món đồ phải có trong nhà tắm để các khách sạn được xếp hạng sao nhất định.

Đảm bảo an toàn

Ngay cả khi thiết bị di động trở nên quen thuộc thì chiếc điện thoại lắp trong nhà tắm không phải là vô tác dụng. Thử tưởng tượng nếu đang thả mình trong bồn tắm và điện thoại phòng (điện thoại bàn) bất chợt reo lên. Bạn sẽ vội vàng thay đồ chạy ra nghe, rất có thể sẽ bị trơn trượt mà xảy ra tai nạn.

Còn nếu mang điện thoại di động vào phòng tắm, vừa nghe điện thoại vừa ngâm bồn, bạn có phòng tránh được trường hợp bất cẩn tuột tay mà điện thoại rơi vào nước hay không. Đại đa số các thiết bị di động, trong đó có điện thoại di động khi rơi xuống nước đều bị hỏng, hay chí ít là cần nhiều thời gian để phục hồi.

Trong trường hợp khẩn cấp như gặp vấn đề về sức khoẻ đột ngột hay tình huống bất ngờ khác, thay vì phải chạy đi tìm điện thoại di động, bạn có thể bấm máy gọi cho lễ tân hay cứu hộ ngay lập tức. Bạn cũng không cần mô tả mình đang ở số phòng bao nhiêu, bởi người nghe có thể thấy luôn số phòng
của bạn, tiết kiệm thời gian xử lý tình huống.

(Theo GiadinhNet)

Sunday, April 5, 2020

Để trade Forex kiếm sống được cần có 5 điều kiện tiên quyết sau đây. Khi mà đạt hết toàn bộ, anh em có thể nghĩ tới việc trade Forex kiếm sống:

1. Ít nhất 3 năm giao dịch có lợi nhuận liên tiếp.
Việc 3 năm có lợi nhuận cho thấy khả năng năm tiếp theo đạt được lợi nhuận của anh em là cao, và anh em bắt buộc phải có lợi nhuận để trả chi tiêu hàng tháng.

Metatrader 5


2. Tổng lợi nhuận của 3 tháng gần nhất là dương. 
Hoá đơn thì anh em phải trả hàng tháng, còn lợi nhuận thì chưa chắc có được đều đặn mỗi tháng (mình phát mệt với các anh em bày ra viễn cảnh lợi nhuận vài chục phần trăm mỗi tháng, đừng mơ mộng nữa anh em). Nhưng ít nhất 3 tháng gần nhất hiện tại, lời lỗ cộng lại của anh em phải là dương, để chi trả cho hoá đơn và chi tiêu.

3. Có kế hoạch giao dịch toàn thời gian: 
Anh em có kế hoạch chưa? Anh em tính giao dịch với vốn bao nhiêu? Dự tính có thể kiếm được bao nhiêu từ trade Forex? Có đủ chi tiêu không? Có tăng vốn gốc được không? Anh em sẽ giao dịch thế nào, day trade hay swing trade?

4. Vốn thật lớn. 
Thử tưởng tượng nguồn vốn của anh em phải lớn đến bao nhiêu mới có thể kiếm đủ lợi nhuận để chi trả cho cuộc sống của anh em, còn chưa kể tới các chi phí phát sinh đột xuất như bệnh tật, sự cố, tai nạn. Anh em có đủ vốn không? Ngoài nguồn vốn giao dịch, anh em có nguồn vốn khác để phòng thân không? Khi đã có hỗ trợ từ nguồn vốn khác, anh em sẽ đỡ bị tâm lý đè nặng hơn.

5. Nhiều nguồn thu nhập khác: 
Thường các Forex Trader kiếm sống bằng giao dịch có nhiều nguồn thu nhập khác nữa, không chỉ từ trading. Thí dụ như Nial Fuller ngoài trading ra còn bán khoá học, viết blog, làm clip, dạy online, đào tạo học viên nguồn, bán sách. Việc có nhiều nguồn thu nhập ngoài trading khiến họ rất tự tin giao dịch, và đỡ áp lực tâm lý về chi tiêu hàng tháng đè lên họ hơn. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “tại sao các Trader giỏi không tự trade kiếm sống luôn mà còn bán khoá học hay đi dạy làm chi?”, bởi vì họ THỪA BIẾT là nguồn thu nhập từ trading KHÔNG ỔN ĐỊNH, và họ phải có các nguồn thu nhập khác bù vào.

Nguồn: https://traderviet.com

Wednesday, April 1, 2020

1. Tại sao bạn chọn giao dịch trên sàn ngoại hối?
Trước hết, tôi không phải là một nhà kinh tế học. Tôi chưa từng học chuyên nghiệp về Tài chính. Tuy nhiên, tôi đã giao dịch được 6 năm và muốn chia sẻ một vài suy nghĩ cũng như những kinh nghiệm đáng lưu ý nhất của bản thân.
Tôi tìm hiểu về giao dịch ngoại hối từ một người bạn. Anh ấy giao dịch thường xuyên và liên tục rủ tôi tham gia thử. Lúc đó, tôi còn là một sinh viên và mong có thêm thu nhập nên tôi đã nghĩ “Tại sao lại không nhỉ?”
Giao dịch ngoại hối có vẻ như là một cách tốt để kiếm thêm tiền nhưng tôi cũng muốn hiểu hơn về cơ chế hoạt động của ngoại hối. Tôi đã bắt đầu đọc sách, theo dõi blog của các nhà giao dịch và dần dần hiểu nhiều hơn. Đã sáu năm qua và tôi vẫn luôn học hỏi thêm nhiều điều mới.

https://images.google.co.uk/url?q=https://cgarchitects.vn/


2. Bạn đã bắt đầu như thế nào?
Cần năm… có thể là sáu tháng để học các kiến thức cơ bản và hiểu cơ chế hoạt động. Tôi đã đọc rất nhiều: “Giao dịch để kiếm sống” của Alexander Elder, “Công cụ gỡ rối giao dịch” của Bill Williams... Hầu hết những kiến thức này khó ghi nhớ, nên tôi đã nói chuyện với các nhà giao dịch ở các diễn đàn khác nhau, trao đổi các lưu ý và ý tưởng về chiến lược và hỏi rất nhiều điều. Và đó là lý do tôi yêu thích cộng đồng này - mọi người trả lời các câu hỏi và giúp tôi hiểu được rất nhiều các khái niệm phức tạp.
Sau đó, tôi bắt đầu bằng tài khoản Demo… Đó là tài khoản để bạn giao dịch trên sàn ảo, không cần nạp tiền thật. Đây là cách tốt để làm quen với áp lực khi giao dịch thật mà không cần mạo hiểm mất tiền. Tôi đã dành vài tuần để giao dịch thử, làm quen và sau đó mở tài khoản bằng tiền thật. Thành thật mà nói, tôi nghĩ giao dịch với tiền thật cũng chỉ là một cách học tập.
Nên tôi chuyển sang tài khoản Cent. Đây là tài khoản dành cho người mới, nơi mọi người có thể giao dịch với một lượng tiền nhỏ. Tôi nghĩ mình đã bắt đầu với 20 hoặc 25 USD. Tôi đã nhanh chóng nhân đôi được số tiền đó, nhưng lại mất tất cả sau đó. Khi đó, tôi nhận ra việc quản trị rủi ro là gì và tại sao mọi người luôn nói việc đó rất quan trọng… Rồi tôi quay lại với những quyển sách, những diễn đàn và cố gắng phát triển chiến lược giao dịch của riêng mình.
Sau một thời gian, tôi bắt đầu giao dịch thật với tài khoản Standard và ký quỹ 500 USD. Chỉ từ khi đó, tôi bắt đầu có được nguồn thu nhập ổn định đầu tiên - và thi thoảng cũng bị lỗ. 

3. Đó có phải là thị trường dành cho những người được gọi là “tay mơ” không? Tôi từng nghe nói nó giống như việc đánh bạc?
Một vài người nghĩ rằng giao dịch ngoại hối là một kiểu sòng bạc, nơi những người giàu có điên cuồng đặt cược tiền của họ vào sự may rủi. Nhưng đó không phải là vấn đề may rủi, ít nhất là không hoàn toàn là may rủi. Có các luật hoạt động, luật về cung và cầu. Khi bạn hiểu những luật này và cách thức vận hành, bạn sẽ nhận ra vẻ đẹp và tính hiệu quả của thị trường thực sự.
Chủ yếu thì đó là vấn đề xác suất và kỳ vọng. Bạn phải nắm được hệ thống, hiểu được đám đông và kiếm tiền từ sai lầm của họ - hay họ sẽ kiếm được từ sai lầm của bạn. Và không sao hết, vì ai cũng sẽ mắc sai lầm. Điều quan trọng nhất là phải tuân theo nguyên tắc của hệ thống giao dịch và tuân thủ việc quản trị rủi ro cũng như đảm bảo lợi nhuận tiềm năng phải thường cao hơn lỗ tiềm năng.
Tôi chắc chắn nhiều người, khi họ mới được đào tạo một chút, đã thành công trên sàn giao dịch ngoại hối. Không phải thành công tới mức của Jesse Livemore, George Soros, Jim Rogers và các thiên tài khác của thị trường - điều này cần có tài năng thiên bẩm, may mắn và tiềm lực vốn khởi đầu. Nhưng việc kiếm một khoản tiền vừa phải là hoàn toàn khả thi.
Bạn chỉ cần hạn chế giảm các kỳ vọng xuống. Không ai có thể bắt đầu với 100 USD và kiếm được 10,000 USD - trừ khi có phép màu. Nhưng bạn chắc chắn có thể đầu tư 10,000 USD và kiếm đủ để sống thoải mái bằng lợi nhuận. Tất nhiên, tôi không khuyến khích mọi người bắt đầu với mức tiền nhiều như vậy, 100-500 USD là quá đủ để luyện tập kỹ năng và học cách quản trị rủi ro. 

4. Làm cách nào để cạnh tranh lại với các nhà giao dịch tự động?
Giao dịch tự động có lợi thế khi xét đến tốc độ phản ứng, ngoài ra, tôi không cảm thấy lo lắng vì họ. Điều quan trọng vẫn là chất xám tạo nên chiến lược và tôi khá tự tin với khả năng của mình. Ngoài ra, có rất nhiều biến động trên thị trường mà chính các nhà giao dịch tự động cũng không kịp thấy.
Hiện nay, khi ở trong thị trường chứng khoán hoặc phái sinh… Tôi nghĩ là tôi sẽ lo lắng hơn nhiều.

5. Nếu bạn có thể quay trở lại thời điểm cách đây vài năm và nói chuyện với chính mình (với kiến thức hiện nay của bạn) thì bạn sẽ nói gì?
Tôi sẽ nói: Cậu đang làm tốt lắm, nhưng nhớ là bớt tham lam và bớt mạo hiểm đi nhé.

6. Điều khác biệt giữa sàn ngoại hối và các thị trường khác là gì?
Sàn ngoại hối có khối lượng giao dịch lớn nhất, chi phí giao dịch thấp nhất và dòng tiền nhanh nhất. Và thị trường ngoại hối vẫn đang phát triển, năm sau lớn và tốt hơn năm trước. Khối lượng giao dịch hàng ngày vào khoản 5 ngàn tỷ USD. Hãy thử hình dung - 5 ngàn tỷ USD/ngày và một gã với 500 USD cũng có thể kiếm lời từ đó.
Đó là lý do vì sao nhiều người chọn giao dịch ngoại hối. Không chỉ vì sàn ngoại hối lớn – mà bởi vì không thị trường nào có thể gia nhập dễ dàng như vậy. 

7. Bạn đang bán và mua gì trên sàn ngoại hối?
Tôi chủ yếu giao dịch các cặp tiền chính. Cặp Euro và Đô la Mỹ; Đô la Mỹ và Yên Nhật; Bảng Anh và Đô la Mỹ; Đô la Mỹ và Đô la Canada. 

8. Có cần khả năng chuyên môn cao nào không?
Không nhiều. Bạn có thể vừa học vừa thực hành, nhất là khi bạn có một ý tưởng hay và bắt đầu với tài khoản demo. Bạn cần học kiến thức cơ bản - giao dịch cuối, các phương pháp phân tích, các kỹ năng cơ bản - sẽ không mất nhiều thời gian.
Có một vài công ty đặc biệt - các công ty môi giới ngoại hối - giúp bạn gia nhập thị trường thông qua các phần mềm đặc biệt. Tôi đang giao dịch với một công ty, Môi giới JustForex, được vài năm. Tôi tin tưởng công ty này vì tôi không gặp vấn đề gì khi rút tiền. Họ có tỷ lệ đòn bẩy cao, mức spread rất tốt nên tôi nghĩ đây là một địa chỉ tốt cho những người mới… miễn là những người mới đó đừng quá ghen tị. Hoạt động hỗ trợ cũng tốt, và họ am hiểu lĩnh vực này, nên hãy thoải mái đặt câu hỏi nếu cần.

9. Cặp tiền nào giao dịch tốt nhất và tại sao?
Tôi khuyên bạn nên bắt đầu với các cặp tiền chính vì tính thanh khoản cao.
Cá nhân tôi chọn: EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, USD/CAD ..v.v..

10. Mỗi ngày bạn dành bao nhiều giờ cho việc giao dịch?
Tôi thường giao dịch 4 giờ một ngày. Dù không liên tục. Tôi hay nghỉ giữa giờ khi không có gì hấp dẫn. 

11. Chiến lược giao dịch ngoại hối tốt nhất là gì?
Nếu bạn bạn giao dịch ngoại hối để kiếm thêm thu nhập, vậy tôi khuyên bạn nên đảo giao dịch sau khi vị thế được giữ từ một vài ngày cho tới một vài tuần. Nếu bạn có đủ thời gian rảnh, hãy thử thách bản thân với giao dịch trong ngày, như vậy bạn sẽ nhanh chóng có được các kinh nghiệm cần thiết. 

12. Kỹ năng cảm xúc nào cần thiết để trở thành một nhà giao dịch thành công?
  • Kỷ luật là một kỹ năng tốt. Nếu bạn sợ hãi sau một giao dịch thất bại, bạn sẽ còn mắc nhiều lỗi và thua lỗ nhanh hơn.
  • Kiên nhẫn là một đức tính quan trọng cần phát huy. Như những nhà giao dịch Forex giỏi nhất đã lưu ý, nên chờ đợi một giao dịch có lời hơn là mở nhiều giao dịch “phòng khi”.
  • Quản lý – bạn cần quản trị rủi ro, vốn, cảm xúc, các khoản đầu tư và quá trình giao dịch. Bạn cần biết cách chọn lựa giữa tệ và tệ hơn, và không buồn bã sau đó.
  • Nhiệt tình – nếu bạn không quan tâm tới quá trình giao dịch thì bạn nên rút lui ngay bây giờ. Lợi nhuận sẽ chỉ ngắn hạn và lúc có lúc không.
  • Tự kiểm soát – bạn sẽ đạt được khi có kế hoạch hành động rõ ràng, khi các nhà giao dịch không vội vàng mạo hiểm, cân nhắc mọi bước đi cả khi đứng trước một thị trường đang mua tống hay bán tháo.
Theo quan điểm của tôi, đó là những đức tính chính của một nhà giao dịch và rất nhiều điều trong số đó sẽ dần phát triển trong quá trình giao dịch.

13. Thị trường đã thay đổi ra sao từ khi bạn tham gia? Liệu hiện nay có khó thành công hơn không?
Sáu năm trước, bạn có thể sống sót chỉ bằng một chiến lược duy nhất và vẫn kiếm được tiền thường xuyên. Giờ thì không. Những năm gần đây, thị trường đã bất ổn hơn, và bạn luôn cần cố gắng thích nghi với các xu hướng hiện tại của thị trường. Cá nhân tôi khuyên bạn nên sử dụng nhiều chiến lược giao dịch khác nhau và chuyển đổi giữa chúng.

14. Một người cần dành ra bao nhiêu để bắt đầu giao dịch?
Một khi đã tự tin vào kỹ năng của mình, hãy tiết kiệm ít nhất 100 USD vào tài khoản Standard. Như vậy là đủ để bắt đầu giao dịch nghiêm túc. Tôi khuyên bạn nên cố gắng nhiều hơn một chút, khoảng 500 USD, nhưng điều đó không bắt buộc.

Nguồn: https://vietstock.vn

Tuesday, March 31, 2020

Trong thị trường tài chính, Forex Trader là thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân thực hiện các giao dịch, mua bán các sản phẩm tài chính ngoại hối (Forex – Foreign Exchange) như: ngoại tệ, hối phiếu, cổ phiếu, chứng khoán, cặp tiền tệ trên thị trường forex, chỉ số, vàng bạc, cryptocurrency ( tiền mã hóa) ..v..v.. dưới danh nghĩa bản thân hoặc đại diện cho tổ chứcå/ cá nhân khác. Họ là các mắt xích trung tâm của toàn bộ hệ thống kinh doanh tài chính. Trader (ngược với Investor) thực chất chỉ sự đầu tư mang tính ngắn hạn và kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả.
Đây là công việc đòi hỏi áp lực cao, sự kiên nhẫn, lượng kiến thức lớn và nhiều kinh nghiệm nhưng đem lại cho người dùng sự tự do về tài chính.
Hình minh họa Forex trading

Các loại trader

Day Trader ( Trader trong ngày )

Day Trader có thiên hướng giao dịch ( mua/ bán và chốt lệnh) các sản phẩm tài chính trong cùng ngày, trước khi thị trường đóng cửa.

Floor Trader ( Trader trên sàn)

Floor Trader là thành viên của sàn giao dịch chứng khoán hoặc hàng hóa thường thực hiện các giao dịch bằng tài khoản riêng của họ. Floor Trader phải trải qua các quy trình và có bằng cấp bắt buộc. Họ phải tuân thủ luật giống như những Specialist – người trade đại diện cho cá nhân/ tổ chức khác.

High Frequence Trader – HFT Trader

HFT Trader sử dụng các thuật toán vào trong giao dịch tốc độ cao với khối lượng lớn nhằm ăn chênh lệch lời lỗ rất nhỏ, nhưng thực hiện chốt lệnh nhiều lần trong ngày tạo nên lợi nhuận lớn. Tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro của chiến thuật này cao hơn nhiều so với chiến thuật cổ điển là mua và giữ. HFT Trader thường là nguyên nhân chính gây nên các cú flash crash – cú sập giá nhanh trên thị trường.

Rogue Trader ( Trader giả tạo)

Rogue Trader là một thuật ngữ thông dụng trong thị trường tài chính dùng để chỉ các Trader thuê và đặt lệnh thay cho bên thuê họ nhưng vượt quá thẩm quyển. Rogue Trader tạo ra những giao dịch đặc biệt lớn nhưng không được sự đồng ý của tổ chức họ đại diện.
Stock Trader (chuyên về chứng khoán ), Swing Trader, Position Trader, Intraday Trader được phân loại dựa trên thời gian nắm giữ lệnh.

Trở thành Trader chuyên nghiệp

Nếu bạn muốn trở thành một Trader chuyên nghiệp, bạn phải trải qua quá trình rèn luyện và chiến thắng bản thân với những yếu tố nhất định tạo nên sự chuyên nghiệp.
Các yếu tố sau đây sẽ trở thành tiền đề trên con đường trở thành một Trader chuyên nghiệp tương lai. Nên nhớ tiền đề là những viên gạch nền tảng, muốn xây dựng hay phá vỡ là ở chính bạn.
  • Người cố vấn phù hợp.
  • Đặt ra mục tiêu trước khi tham gia trade.
  • Kiên trì.
  • Kỷ luật.
  • Kiểm soát cảm xúc.
  • Xác định thời điểm cắt lỗ.
  • Kĩ năng quản lí rủi ro và tiền bạc.
  • Trang bị công cụ: một hệ thống vững mạnh.
  • Kiềm chế lòng tham.
Giao dịch thành công không có hướng dẫn để làm theo dễ dàng, không có phương pháp đảm bảo. Trader chuyên nghiệp biết rằng rủi ro, thất bại là những gì có thể xảy đến trong tương lai và họ sẵn sàng đón nhận nó.
Nguồn: https://coin68.com

Philip Kotler cho rằng khi đến thời điểm phải cắt giảm, mảng tiếp thị dường như luôn bị "xử trảm" đầu tiên, và thứ hai là việc phát triển sản phẩm mới. Hành động như vậy luôn là một sai lầm vì nó phá hủy thị phần và sự đổi mới của công ty.

Trong giai đoạn hỗn loạn, điều quan trọng nhất là phải tỉnh táo và tập trung. Tránh mắc phải ba lỗi tiếp thị lớn nhất mà các công ty thường gặp như sau:
1. Mở rộng để thu hút các khách hàng mới trước khi đảm bảo khách hàng cốt lõi. Cố gắng mở rộng sản phẩm hoặc dịch vụ chính của bạn để chiều lòng nhiều khách hàng hơn là một điều đầy rủi ro. Rất có khả năng bạn sẽ khiến những khách hàng tốt nhất và trung thành nhất của bạn cảm thấy kém hài lòng, tạo thêm một lý do nữa để họ cân nhắc mua hàng từ đối thủ cạnh tranh của bạn.
2. Cắt giảm chi phí tiếp thị. Ngân sách dành cho tiếp thị ở các nền kinh tế yếu hoặc hỗn loạn cũng như nước ở giữa sa mạc khô cằn – càng khan hiếm thì số lượng mà bạn sở hữu càng trở nên giá trị hơn. Việc loại bỏ tiếp thị càng giúp các đối thủ cạnh tranh quyết liệt của bạn – những người không cắt giảm – cướp đi những nguồn khách hành tuyệt vời nhất của bạn.
3. Ngó lơ yếu tố siêu cường. Chúng ta đang sống trong thế giới thông tin không ngừng nghỉ kéo dài suốt 24/7. Khi tin tức nổ ra, mọi người đều có thể nắm bắt được chúng, bao gồm cả khách hàng của bạn. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, đặc biệt là khi sự nhiễu động và hỗn loạn ngự trị, khách hàng và toàn bộ các bên liên quan của công ty đều biết rằng việc kinh doanh không suôn sẻ. Tảng lờ sự thật này, hoặc tệ hơn là không cập nhật thông tin cho họ là một hành động nguy hiểm.

Tạp chí kinh doanh BusinessWeek đã lập một danh sách gồm mười sai lầm tồi tệ nhất mà các công ty mắc phải khi cố gắng xoay xở trong giai đoạn nền kinh tế rơi vào cảnh suy thoái và hỗn loạn.
1. Sa thải nhân tài
2. Cắt giảm công nghệ
3. Giảm thiểu rủi ro
4. Dừng phát triển sản phẩm
5. Cho phép các hội đồng quản trị thay thế những CEO có định hướng phát triển bằng những CEO có xu hướng cắt giảm chi phí
6. Rút lui khỏi xu thế toàn cầu hóa
7. Cho phép các CEO không coi sự đổi mới là chiến lược chủ chốt
8. Thay đổi những thước đo hiệu suất
9. Củng cố hệ thống phân cấp thay vì tiến hành hợp tác
10. Biệt lập

Nguồn: https://cafebiz.vn

 

 

Sunday, January 5, 2020