Tuesday, March 31, 2020

Trong thị trường tài chính, Forex Trader là thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân thực hiện các giao dịch, mua bán các sản phẩm tài chính ngoại hối (Forex – Foreign Exchange) như: ngoại tệ, hối phiếu, cổ phiếu, chứng khoán, cặp tiền tệ trên thị trường forex, chỉ số, vàng bạc, cryptocurrency ( tiền mã hóa) ..v..v.. dưới danh nghĩa bản thân hoặc đại diện cho tổ chứcå/ cá nhân khác. Họ là các mắt xích trung tâm của toàn bộ hệ thống kinh doanh tài chính. Trader (ngược với Investor) thực chất chỉ sự đầu tư mang tính ngắn hạn và kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả.
Đây là công việc đòi hỏi áp lực cao, sự kiên nhẫn, lượng kiến thức lớn và nhiều kinh nghiệm nhưng đem lại cho người dùng sự tự do về tài chính.
Hình minh họa Forex trading

Các loại trader

Day Trader ( Trader trong ngày )

Day Trader có thiên hướng giao dịch ( mua/ bán và chốt lệnh) các sản phẩm tài chính trong cùng ngày, trước khi thị trường đóng cửa.

Floor Trader ( Trader trên sàn)

Floor Trader là thành viên của sàn giao dịch chứng khoán hoặc hàng hóa thường thực hiện các giao dịch bằng tài khoản riêng của họ. Floor Trader phải trải qua các quy trình và có bằng cấp bắt buộc. Họ phải tuân thủ luật giống như những Specialist – người trade đại diện cho cá nhân/ tổ chức khác.

High Frequence Trader – HFT Trader

HFT Trader sử dụng các thuật toán vào trong giao dịch tốc độ cao với khối lượng lớn nhằm ăn chênh lệch lời lỗ rất nhỏ, nhưng thực hiện chốt lệnh nhiều lần trong ngày tạo nên lợi nhuận lớn. Tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro của chiến thuật này cao hơn nhiều so với chiến thuật cổ điển là mua và giữ. HFT Trader thường là nguyên nhân chính gây nên các cú flash crash – cú sập giá nhanh trên thị trường.

Rogue Trader ( Trader giả tạo)

Rogue Trader là một thuật ngữ thông dụng trong thị trường tài chính dùng để chỉ các Trader thuê và đặt lệnh thay cho bên thuê họ nhưng vượt quá thẩm quyển. Rogue Trader tạo ra những giao dịch đặc biệt lớn nhưng không được sự đồng ý của tổ chức họ đại diện.
Stock Trader (chuyên về chứng khoán ), Swing Trader, Position Trader, Intraday Trader được phân loại dựa trên thời gian nắm giữ lệnh.

Trở thành Trader chuyên nghiệp

Nếu bạn muốn trở thành một Trader chuyên nghiệp, bạn phải trải qua quá trình rèn luyện và chiến thắng bản thân với những yếu tố nhất định tạo nên sự chuyên nghiệp.
Các yếu tố sau đây sẽ trở thành tiền đề trên con đường trở thành một Trader chuyên nghiệp tương lai. Nên nhớ tiền đề là những viên gạch nền tảng, muốn xây dựng hay phá vỡ là ở chính bạn.
  • Người cố vấn phù hợp.
  • Đặt ra mục tiêu trước khi tham gia trade.
  • Kiên trì.
  • Kỷ luật.
  • Kiểm soát cảm xúc.
  • Xác định thời điểm cắt lỗ.
  • Kĩ năng quản lí rủi ro và tiền bạc.
  • Trang bị công cụ: một hệ thống vững mạnh.
  • Kiềm chế lòng tham.
Giao dịch thành công không có hướng dẫn để làm theo dễ dàng, không có phương pháp đảm bảo. Trader chuyên nghiệp biết rằng rủi ro, thất bại là những gì có thể xảy đến trong tương lai và họ sẵn sàng đón nhận nó.
Nguồn: https://coin68.com

Philip Kotler cho rằng khi đến thời điểm phải cắt giảm, mảng tiếp thị dường như luôn bị "xử trảm" đầu tiên, và thứ hai là việc phát triển sản phẩm mới. Hành động như vậy luôn là một sai lầm vì nó phá hủy thị phần và sự đổi mới của công ty.

Trong giai đoạn hỗn loạn, điều quan trọng nhất là phải tỉnh táo và tập trung. Tránh mắc phải ba lỗi tiếp thị lớn nhất mà các công ty thường gặp như sau:
1. Mở rộng để thu hút các khách hàng mới trước khi đảm bảo khách hàng cốt lõi. Cố gắng mở rộng sản phẩm hoặc dịch vụ chính của bạn để chiều lòng nhiều khách hàng hơn là một điều đầy rủi ro. Rất có khả năng bạn sẽ khiến những khách hàng tốt nhất và trung thành nhất của bạn cảm thấy kém hài lòng, tạo thêm một lý do nữa để họ cân nhắc mua hàng từ đối thủ cạnh tranh của bạn.
2. Cắt giảm chi phí tiếp thị. Ngân sách dành cho tiếp thị ở các nền kinh tế yếu hoặc hỗn loạn cũng như nước ở giữa sa mạc khô cằn – càng khan hiếm thì số lượng mà bạn sở hữu càng trở nên giá trị hơn. Việc loại bỏ tiếp thị càng giúp các đối thủ cạnh tranh quyết liệt của bạn – những người không cắt giảm – cướp đi những nguồn khách hành tuyệt vời nhất của bạn.
3. Ngó lơ yếu tố siêu cường. Chúng ta đang sống trong thế giới thông tin không ngừng nghỉ kéo dài suốt 24/7. Khi tin tức nổ ra, mọi người đều có thể nắm bắt được chúng, bao gồm cả khách hàng của bạn. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, đặc biệt là khi sự nhiễu động và hỗn loạn ngự trị, khách hàng và toàn bộ các bên liên quan của công ty đều biết rằng việc kinh doanh không suôn sẻ. Tảng lờ sự thật này, hoặc tệ hơn là không cập nhật thông tin cho họ là một hành động nguy hiểm.

Tạp chí kinh doanh BusinessWeek đã lập một danh sách gồm mười sai lầm tồi tệ nhất mà các công ty mắc phải khi cố gắng xoay xở trong giai đoạn nền kinh tế rơi vào cảnh suy thoái và hỗn loạn.
1. Sa thải nhân tài
2. Cắt giảm công nghệ
3. Giảm thiểu rủi ro
4. Dừng phát triển sản phẩm
5. Cho phép các hội đồng quản trị thay thế những CEO có định hướng phát triển bằng những CEO có xu hướng cắt giảm chi phí
6. Rút lui khỏi xu thế toàn cầu hóa
7. Cho phép các CEO không coi sự đổi mới là chiến lược chủ chốt
8. Thay đổi những thước đo hiệu suất
9. Củng cố hệ thống phân cấp thay vì tiến hành hợp tác
10. Biệt lập

Nguồn: https://cafebiz.vn