Khi sở hữu một khối tài sản là bất động sản
có giá trị lớn như đất đai, nhà cửa thì chủ sở hữu nhất thiết phải có
các loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng tài sản, vì nếu có xảy ra
tranh chấp hoặc bị Nhà nước thu hồi, giải tỏa thì chủ sở hữu vẫn được
pháp luật bảo vệ, đền bù căn cứ trên giá trị khối tài sản đó. Để có được
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai hoặc nhà ở, người mua cần nắm rõ
các thông tin liên quan đến thủ tục làm sổ đỏ sau đây:
1. Sổ đỏ là gì?
Trước năm 2009, thị trường có lưu hành 2 mẫu giấy chứng nhận:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ hồng):
được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. Trên sổ hồng thể
hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ,
diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích
xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…). Sổ
này có màu hồng nhạt và do UBND tỉnh cấp.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ):
được quy định tại Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ và Thông
tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính. Sổ này có
màu đỏ đậm và do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ
sử dụng.
Để thống nhất thành một loại
giấy chứng nhận, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số
88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, theo đó giấy chứng
nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và
được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất. Do vậy, hiện nay thị trường chỉ còn lưu hành một mẫu giấy chứng nhận và gọi tắt là sổ đỏ.
Đây
được xem là tài sản vô hình chứng minh được quyền sử dụng một tài sản
hữu hình có giá trị do cơ quan nhà nước xác nhận và cấp phép. Sổ đỏ có
thể dùng để giải quyết tranh chấp, nhu cầu thế chấp để vay vốn hoặc đem
đi cầm cố. Chủ sở hữu cần phải giữ gìn sổ đỏ một cách cẩn thận như một
tài sản quý giá, trường hợp thất lạc hay mất trộm bạn phải báo ngay cho
cơ quan công an để kịp thời xử lý.
2. Cấp sổ đỏ và sang tên sổ đỏ
-
Cấp sổ đỏ: UBND Quận / huyện/ tỉnh nơi có đất ở sẽ cấp sổ đỏ sau khi
xác minh được quyền sở hữu tài sản cá nhân hoặc hộ gia đình.
- Sang hay tách tên sổ đỏ: Chuyển quyền sử dụng mảnh đất đó cho người khác đứng tên.
3. Thủ tục làm sổ đỏ
Thủ
tục cấp sổ đỏ được quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP được Chính
phủ ban hành ngày 29/10/2004. Sau đây là các bước thực hiện:
Bước 1:
Người muốn làm sổ đỏ cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ theo đúng quy định, sau đó
đến nộp tại một trong các Phòng Công chứng trên địa bàn thành phố hoặc
tại Ủy ban nhân dân quận, huyện ở địa phương.
Bước 2: Sau khi tiếp
nhận kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì cán bộ
tiếp nhận hướng dẫn bổ sung tại chỗ hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung. Nếu
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cán bộ tiếp nhận sẽ viết biên nhận hẹn người làm
hồ sơ ngày nhận thông báo thuế.
Bước 3:
Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, công dân mang biên nhận đến nhận
thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) tại cơ quan
thuế. Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận
hẹn ngày nhận giấy chứng nhận.
Bước 5: Đến hẹn, công dân mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nhận kết quả.
4. Trình tự thủ tục sang tên sổ đỏ
Bước 1: Người đang đứng tên trong sổ đỏ và người được chuyển nhượng sẽ đến cơ quan công chứng lập thủ tục sang tên sổ đỏ.
Bước 2: Kê khai để thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) tại UBND quận/huyện nơi có tài sản nhà, đất cần sang tên.
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
-
Nếu quá 10 ngày sau khi lập hợp đồng hai bên phải kê khai lệ phí trước
bạ, thuế thu nhập cá nhân bằng không sẽ bị phạt theo quy định của nhà
nước.
- Sau khi có thông báo thì sẽ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Bước 3:
Kê khai sang tên tại UBND quận/huyện nơi có tài sản nhà, đất cần sang
tên. Công dân cần hoàn thiện đây đủ thông tin các hồ sơ sau đây:
-
Đơn đề nghị đăng ký sang tên, hợp đồng chuyển nhượng, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản
gốc), giấy nộp tiền vào nhân sách nhà nước (bản gốc), bản sao CMND cùng
với sổ hộ khẩu của bên nhận sang tên.
- Thời hạn sang tên: Theo quy định của pháp luật
Bước 4: Nộp lệ phí theo quy định và nhận sổ đỏ.
Thuế thu nhập cá nhân (viết tắt T.TNCN): có hai cách tính như sau:
– T.TNCN = 25%*(giá bán – giá mua – chi phí liên quan). Nếu muốn áp dụng thì các thông tin giá cả mua, bán phải rõ ràng, chính xác.
– T.TNCN = 2% Tổng giá trị bán.
– T.TNCN = 25%*(giá bán – giá mua – chi phí liên quan). Nếu muốn áp dụng thì các thông tin giá cả mua, bán phải rõ ràng, chính xác.
– T.TNCN = 2% Tổng giá trị bán.
Các khoản phí, lệ phí được sang tên phải nộp:
– Lệ phí địa chính 0,15% giá trị chuyển nhượng
– Lệ phí trước bạ nhà đất: 0,5%
– Lệ phí địa chính 0,15% giá trị chuyển nhượng
– Lệ phí trước bạ nhà đất: 0,5%
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác trong mục sang tên sổ đỏ để nắm rõ hơn qui trình. Ngoài ra để tránh mất phí, lệ phí trong quá trình xin cấp sổ đó, có thể tham khảo bài viết những điều cần biết về lệ phí làm sổ đỏ.
5. Thủ tục tách sổ đỏ
Thủ
tục tách sổ đỏ là việc chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng đất
của người sở hữu cho một hoặc nhiều người (đại khái là một quyển sổ đỏ
cho một diện tích A tách thành nhiều sổ đỏ khác nhau trên một diện tích
A). Thủ tục tách sổ đỏ về cách thức thực hiện và các bước chuẩn bị cũng
áp dụng tương tự như trình tự làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
(Sưu tập)
Với mong muốn đem lại sản phẩm hữu ích và chất lượng cho cộng đồng. Công ty Equip xin chia sẻ thêm những tính năng tốt của máy bơm nước DAB nhập khẩu từ Ý. Vui lòng click máy bơm ly tâm tự mồi để biết thêm chi tiết.
ReplyDelete