Như ông bà ta vẫn thường nói “an cư lạc nghiệp”, câu tục ngữ cho thấy tầm quan trọng của việc có một mái nhà cho phát triển sự nghiệp của mỗi người. Ở chiều hướng ngược lại, ngôi nhà cũng chính là thước đo đánh giá sự thành công của một con người. Vì vậy mọi người đều cố gắng lao động chăm chỉ, tích góp trong nhiều năm để có thể xây cho mình và gia đình một ngôi nhà làm tổ ấm. Nhưng ngay khi đã có trong tay một số tiền “kha khá” thì việc lựa chọn xây dựng cho mình một ngôi nhà ưng ý vừa đẹp, tiện dụng, bền vững và vừa có tính kinh tế là điều không đơn giản. Hầu hết mọi người đều băn khoăn: Nên chọn mua đất như thế nào? Sẽ phải mất bao lâu để xây dựng? Quá trình xây dựng bao gồm những gì? Chi phí phải bỏ ra là bao nhiêu? Làm thế nào để kiểm tra được chất lượng thi công? Cần những thủ tục pháp lý, giấy tờ gì trước khi xây dựng?...
1. Mua đất nền
Một nền đất tốt cần phải đáp ứng những yêu cầu:Vấn đề trước tiên cần phải xem xét trước khi mua một nền đất là giá trị pháp lý: Đất phải có sổ hồng (sổ đỏ) hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.
Về điều kiện môi trường sống phải là khu vực dân trí cao, an ninh tốt, hệ thống đường sá, điện nước đầy đủ, không gian sống thuận tiện, thoáng đãng gần các khu vực chức năng như siêu thị, bệnh viện, chợ, bến xe…và nhất là không xa địa điểm nơi các thành viên trong gia đình học tập hay làm việc.
Đối với văn hóa á đông thì một vấn đề cũng rất được quan tâm khi chọn mua đất là vấn đề phong thủy.
2. Lập hồ sơ thiết kế xây dựng
Để lập được hồ sơ thiết kế phục vụ cho việc xin cấp giấy phép xây
dựng cũng như thi công sau này cần chọn nhà tư vấn thiết kế có đầy đủ
năng lực và uy tín. Một nhà thiết kế chuyên nghiệp sẽ tư vấn và giúp bạn
tạo ra những thiết thế thỏa mãn những yêu cầu về thẩm mỹ, sự tiện dụng
và phù hợp điều kiện thực tế và khả năng tài chính của bạn. Họ cũng sẽ
tư vấn lập hồ sơ thiết kế thi công, dự toán chi phí và tiến độ thực hiện
cho công trình.
3. Thủ tục pháp lý
Trước khi bắt đầu thi công xây dựng có những thủ tục pháp lý cần phải
tiến hành để chứng minh quyền sử dụng của bạn đối với nền đất đó, đồng
thời nền đất đó không thuộc diện cấm xây dựng.Bạn phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có giá trị tương đưng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và phải được cấp phép xây dựng.
Nếu nền đất của bạn thuộc một dự án nào đó thì phải được ban dự án cấp phép xây dựng dựa trên quy hoạch chi tiết 1/500 của toàn dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Bạn phải có đủ hồ sơ thiết kế xây dựng của đơn vị có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình.
Nếu nền đất của bạn không thuộc đất dự án, sau khi có giấy phép xây dựng lập thông báo xây dựng cho cơ quan quản lý nhà nước.
4. Chọn nhà thầu thi công xây dựng
Nhà thầu xây dựng là người trực tiếp tạo nên ngôi nhà của bạn, và
khâu thi công xây dựng cũng chiếm nhiều chi phí nhất trong quá trình xây
dựng. Vì thế bạn cần chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực về tài chính,
nhân lực, trang thiết bị và có uy tín. Một nhà thầu thi công xây dựng
tốt sẽ đảm bảo chất lượng kĩ thuật, thời gian gian thi công, an toàn lao
động với chi phí, giá cả hợp lý. Từ hồ sơ thiết kế xây dựng ban đầu,
nhà thầu thi công sẽ lập hồ sơ thi công xây dựng bao gồm kế hoạch xây
dựng, thời gian hoàn thành của từng giai đoạn, chi phí thi công…Nhà thầu
có nghĩa vụ tổ chức thi công và giám sát đồng thời cập nhật tiến độ thi
công cho chủ đầu tư.
5. Chuẩn bị thi công
Chuẩn bị thủ tục khởi công: Một văn bản sẽ được gởi đến chính quyền
địa phương để thông báo khởi công thi công xây dựng công trình. Các hộ
dân liền kề khu vực thi công cũng được thông báo và tiến hành chụp ảnh
hiện trạng các công trình kế cận. Tiến hành treo biển báo công trình
(Bao gồm 4 bảng: Cảnh báo công trình, an toàn lao động, biển báo công
trình, nội quy công trình).Chuẩn bị nguồn lực thi công bao gồm: Tài liệu kĩ thuật thi công như hồ sơ thiết kế, hồ sơ xây dựng. Lực lượng nhân công gồm giám sát, kĩ sư, công nhân. Nguồn cung ứng vật tư xây dựng. Tập kết vật liệu, lán trại cho công nhân, hàng rào che chắn công trình. Nguồn điện, nước phục vụ việc xây dựng.
Chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng bao gồm phát quang, làm sạch nền đất. Định vị công trình, xác định cao độ chuẩn.
Cần lưu ý rằng công tác chuẩn bị mặt bằng thường không thể hiện trong hồ sơ thiết kế, vì vậy công tác này phải được thoả thuận thống nhất do bên nào thực hiện.
6. Thi công phần móng, công trình ngầm
Giai đoạn này vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền
vững của một công trình. Các khâu làm nền móng gồm có: Đào đất hố móng,
gia cố nền bằng phương pháp đóng cọc bê tông cốt thép, thi công khung
thép móng và tiến hành đổ bê tông. Đối với các công trình dân dụng
thường sử dụng móng đơn ( hay còn gọi móng cóc), móng bè (đối với công
trình lớn hay có tầng hầm). Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm khác
nhau, tùy theo đặc điểm của từng công trình mà lựa chọn phương án phù
hợp. Công việc tiếp theo là tiến hành đổ đà kiềng, đà giằng, xây bể
phốt, hố ga, hầm chứa nước…
7. Thi công phần thô thân mái
Phần khung là kết cấu chịu lực chính cho công trình, thông thường
gồm có 5 thành phần chính: cột, dầm, sàn, tường và cầu thang. Thi công
phần thô thân mái cần tuân theo một số nguyên tắc như: Đan thép, ghép
cốp pha đúng yêu cầu bản vẽ kết cấu và đúng tiêu chuẩn xây dựng. Chỉ rút
cốp pha khi bê-tông đã đủ tuổi. Thi công xây tường phải thẳng, đều, đủ
độ kết dính và chống thấm. Thi công các kết cấu âm tường và các ống bảo
hộ ngầm.
8. Thi công hoàn thiện công trình
Giai đoạn hoàn thiện là khâu trực tiếp tạo lên diện mạo của công
trình, bên cạnh vẻ đẹp về kết cấu. Các công việc trong giai đoạn này
như: Trát tường, láng sàn, ốp lát, sơn bả tường, lắp ráp trần, cầu
thang, lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện
thoại, hệ thống internet, truyền hình cáp, chống sét,… Thi công hoàn
thiện công trình cần đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Khi thi công
trát tường, láng sàn cần trộn vữa theo đúng tỷ lệ quy định trong hồ sơ
thiết kế kĩ thuật. Khi thi công ốp lát cần làm đúng theo tiêu chuẩn của
nhà sản xuất. Các viên gạch phải thẳng hàng, không xô lệch, nghiêng ngả,
mạch gạch đều. Khi thi công lắp đặt hệ thống điện, nước & các hệ
thống liên lạc khác cần làm theo đúng bản vẽ kỹ thuật. Đối với hệ thống
cấp thoát nước cần đặc biệt làm kĩ vì nếu bị rò rỉ sẽ gây ra tình trạng
thấm bẩn rất mất thẩm mỹ, và tốn nhiều công sức và chi phí để khắc
phục.
9. Thi công nội thất
Sau khi quá trình thi công hoàn thiện kết thúc, tiến hành thi công
nội thất bao gồm các công việc lắp đặt các trang thiết bị nội thất, hoàn
thiện các cấu trúc trang trí. Một số yêu cầu khi thi công nội thất là:
Các thiết bị nội thất cũng như các cấu trúc trang trí phải được lựa chọn
và lắp đặt đúng như hồ sơ thiết kế. Cần tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ,
chính xác để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất so với thiết kế.
10. Bảo hành kĩ thuật
Tùy theo từng công trình và nhà thầu, thơi gian bảo hành kĩ thuật có
thể từ 3 đến 5 năm hoặc hơn nữa. Thời gian bảo hành kĩ thuật tính từ khi
hoàn thành và bàn giao công trình. Nội dung bảo hành kĩ thuật là các
lỗi về kĩ thuật thi công, không bảo hành các vật tư hoàn thiện.(Sưu tập)
0 comments:
Post a Comment