Saturday, October 17, 2015

Trình tự thực hiện
Bước 1 - Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2 - Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (số 60 Trương Định, phường 7, quận 3, TP. HCM). Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Năm (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30); thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30); thứ Bảy (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30).

Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

• Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.

• Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3 – Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc). Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.

Bước 4 - Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh (số 60 Trương Định, phường 7, quận 3, TP. HCM). Thời gian trả kết quả: từ thứ Hai đến thứ Năm (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30); thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30); thứ Bảy (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30).
 
 Cách thức thực hiệnTrực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước.
 Thành phần số lượng hồ sơ
1. Đối với công trình không theo tuyến:
a)  Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 1); Lưu ý: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải ghi cụ thể cấp công trình.
b)  Giấy tờ về quyền sử dụng đất: Phải có một trong các loại giấy tờ hợp pháp sau đây (có xác nhận sao y bản chính hoặc đem bản chính kèm bản sao chụp để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu và ký xác nhận “đã đối chiếu đúng với bản chính” vào bản sao chụp theo quy định)
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai kèm giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo hoặc có tháo dỡ công trình, nhà ở hiện hữu để xây dựng mới; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994; Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004; Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).
- Các trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn hoặc người sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành: Chủ đầu tư phải thực hiện việc đăng ký tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng quy định.
+     Đối với trường hợp cho thuê, cho thuê lại đất mà người thuê muốn đứng tên chủ đầu tư tại giấy phép xây dựng thì nội dung phải được thể hiện trong Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất được chứng nhận tại cơ quan công chứng, chứng thực theo quy định.
+     Đối với trường hợp thế chấp, bảo lãnh: Phải có văn bản chấp thuận việc đầu tư xây dựng công trình của bên nhận thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
- Giấy ủy quyền được chứng nhận tại cơ quan công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; kèm Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của bên ủy quyền, có nội dung: Cho phép bên được ủy quyền đứng tên chủ đầu tư tại giấy phép xây dựng.
- Đối với những trường hợp mà người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thì phải thực hiện đăng ký mục đích sử dụng đất phù hợp với chức năng công trình xây dựng tại văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi có đất theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Đất đai.      
c)   Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
-    Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
-    Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
-    Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến dự án, tỷ lệ 1/50 - 1/200.
d)  Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng:
Ngoài các tài liệu quy định đối với mỗi loại công trình, nhà ở riêng lẻ, tuỳ thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau:
-    Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC.
(Danh mục các công trình cần phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003, số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/ 2012 của Chính phủ theo phụ lục 21, 22, 23 đính kèm).
-    Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế.
-    Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định.
-    Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
- Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm.
-    Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế theo Phụ lục số 9, kèm theo bản sao các chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
-    Các công trình bắt buộc lập đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ (danh mục theo Phụ lục số 24, 25, 26 đính kèm).
2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
a)  Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 2);
b)  Giấy tờ về quyền sử dụng đất (theo khoản b – mục 1 – phần II –tài liệu này)
c)   Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
-    Sơ đồ vị trí, hướng tuyến công trình;
-    Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 - 1/5000;
-    Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
-    Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm:
+     Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+     Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình.
d)  Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng: (Theo khoản d – mục 1 – phần II  tài liệu này).
3. Đối với công trình tôn giáo:
a)     Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 1);
b)    Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
c)     Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ.
d)    Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
-    Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
-    Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
-    Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc.
e)     Các tài liệu khác:
-    Giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy và Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC.
(Danh mục các công trình cần phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003, số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/ 2012 của Chính phủ theo phụ lục 21, 22, 23 đính kèm)
-    Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế.
-    Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm.
-    Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm định theo Phụ lục số 9, kèm theo bản sao các chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm định.
4. Công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
a)  Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 7;
b)  Giấy tờ về quyền sử dụng đất (theo khoản b – mục 1 – phần II tài liệu này);   
c)   Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá, di tích lịch sử theo phân cấp.
d)  Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
-    Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500;
-    Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500;
-    Bản vẽ mặt đứng, mặt cắt chủ yếu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.
e)   Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng: (Theo khoản d – mục 1 – phần II  tài liệu này).
5. Đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác đầu tư tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại mục 1 – phần II  tài liệu này và các điều khoản quy định của Hiệp định hoặc thoả thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.
 Thời hạn giải quyết20 ngày làm việc (kể từ ngày Sở Xây dựng nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
 Đối tượng thực hiệnCá nhân và tổ chức
 Cơ quan thực hiện
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Xây dựng

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân 24 quận – huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo dân tộc thành phố, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Bưu chính Viễn thông.
 Kết quảGiấy phép
 Phí, lệ phíLệ phí cấp giấy phép xây dựng:100.000 đồng/giấy phép.
 Tên mẫu đơnĐơn xin cấp Giấy phép xây dựng.
 Yêu cầu điều kiện
1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố;

2. Bảo đảm quy định về độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý theo quy định tại Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ;

3. Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; độ cao tĩnh không; thiết kế đô thị (tại những khu vực đã có thiết kế đô thị); yêu cầu về phạm vi an toàn đối với công trình xung quanh; hành lang bảo vệ các công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật; hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật;

4. Các công trình xây dựng trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường;

5. Công trình sửa chữa, cải tạo không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông thoáng, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ;

6. Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh;

7. Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân thủ theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị;

8. Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.

9. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước), việc lấy ý kiến về thiết kế cơ sở do người quyết định đầu tư quyết định khi thấy cần thiết.

0 comments:

Post a Comment