PHẦN 1: TÌM HIỂU PHƯƠNG ÁN ĐÓNG CỪ TRÀM CHO NGÔI NHÀ THÂN YÊU
1. Cừ tràm là gì? Tại sao phải dùng cừ tràm cho công trình?
Cừ Tràm còn gọi là Tràm Ta hay Tràm Cujuputi. Có 1 số công dụng: làm cọc trong công trình xây dựng, làm nhà, đóng đồ dùng, đốt than… Lá cất tinh dầu làm dược liệu, vỏ xám thuyển.Như các bạn đã biết, lớp đất mặt tự nhiên phía trên không thể chịu nổi tải trọng của 1 ngôi nhà, vì thế người ta tìm cách truyền tải trọng đó xuống một lớp đất tốt hơn. Bằng cách hạ chiều sâu đặt công trình xuống lòng đất. Đó là lý do tại sao ngôi nhà nào cũng có Móng nằm dưới mặt đất. Việc này sẽ giúp ổn định về kết cấu cũng như đạt yêu cầu về thẩm mỹ.
Có rất nhiều phương pháp truyền tải trọng xuống nền đất, đóng ép cọc cừ tràm là một trong những cách đó. Những phương án khác chúng ta sẽ tìm hiểu ở những chủ đề sau. Việc đóng ép cừ tràm sẽ giúp ngôi nhà chúng ta bền vững về kết cấu đảm bảo được tất cả những thứ khác tồn tại và làm việc hiệu quả.Nhưng đóng ép cọc cừ tràm như thế nào và đóng bao nhiêu thì đủ?
2. Chiều sâu và mật độ đóng ép cọc cừ tràm như thế nào là hợp lý?
Đối với dân kết cấu chúng tôi, khi tính toán bất cứ cấu kiện nào chúng tôi cũng phải tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam, việc đóng ép cừ tràm cũng phải theo Quy Chuẩn, Quy Phạm cho phép. Không phải cứ đóng thật nhiều cừ trên 1 diện tích thì sẽ càng tốt, đó là một sai lầm mà đa số những nhà thầu không chuyên nghiệp thường hay mắc phải. Không những không đạt được mong muốn, mà thậm chí còn làm giảm khả năng chịu lực của Móng.Muốn tìm hiểu việc đó, bạn hãy cứ để chúng tôi tư vấn cho bạn, bạn sẽ không phải thắc mắc. Có lần, tôi có nghe 1 người bạn hỏi là nối thêm cừ tràm cho dài ra để truyền tải xuống sâu hơn được không. Tôi trả lời là việc đó hết sức nguy hiểm. Vì như chúng ta biết, cừ tràm không đồng đều về tiết diện, không đảm bảo được khả năng truyền lực khi nối cừ, vì vậy chúng ta chỉ đóng 1 chiều dài cừ tràm (thông thường cừ tràm dài 4-5m) với chiều dài đó nếu chúng ta đóng ép với 1 mật độ hợp lý thì công trình chúng ta sẽ bền vững.
Một câu hỏi nữa được đặt ra là nếu cừ tràm đảm bảo khả năng chịu lực, thì tại sao người ta lại phát minh ra những loại cọc khác?Như cọc Bê Tông Cốt Thép, Cọc Khoan Nhồi, Cọc Ly Tâm….??? Bạn thắc mắc việc đó, chứng tỏ bạn đã hiểu những gì tôi đang nói.Cừ tràm chỉ áp dụng được với những công trình thập tầng, có tổng tải trọng nhỏ, như nhà 1 trệt 1 lầu, nhà 1 trệt 1 lững với điều kiện nền đất bình thường tương đối yếu. Còn với những nhà phố từ 2 tầng trở lên, muốn dùng được cừ tràm, thì yêu cầu nền đất chúng ta phải đảm bảo cường độ tốt và tính toán thật kỹ trên lý thuyết cũng như thực tế. Việc đó thì chỉ có chúng tôi, những người xây dựng chuyên nghiệp mới đảm bảo tính toán cho bạn được.
3. Ưu điểm và nhược điểm của việc đóng ép cọc cừ tràm là gì?
Vậy việc dùng phương án đóng ép cừ tràm có ưu điểm và nhược điểm như thế nào so với các loại khác? Nếu bạn có một ngôi nhà cần xây dựng, nền đất nơi bạn đặt công trình cũng tương đối ổn định, việc dùng cừ tràm sẽ tiết kiệm cho bạn được rất nhiều chi phí cho việc đầu tư về nền móng công trình. Chi phí này cũng khá lớn so với chi phí bạn đầu tư cho ngôi nhà của mình. Kinh tế chắc chắn là điều kiện khiến cho bạn phải đắn đo suy nghĩ nhiều nhất. Nếu được tính toán kỹ lưỡng, thi công cẩn thận thì việc dùng cừ tràm để thi công nhà dân dụng là một việc rất tiết kiệm.Nhược điểm của phương pháp này là đối với những nhà có tải trọng lớn, nền đất không ổn định, thì không thể dùng phương án này. Cho dù bạn có đóng thật nhiều cọc trên 1 mét vuông, hay nối cọc cho dài ra, thì chúng cũng không thể truyền nổi tải trọng của ngôi nhà bạn xuống nền đất tốt. Việc này chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn thật kỹ khi bạn quyết định đầu tư cho ngồi nhà của mình.
(Sưu tập)
0 comments:
Post a Comment