PHẦN 2: PHƯƠNG ÁN ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP CHO NGÔI NHÀ BẠN
1. Cọc BTCT là gì? Tại sao dùng cọc BTCT cho công trình?
Như đã trình bày ở tuần trước, việc dùng
các loại cọc cho công trình, cọc BTCT là 1 dạng trung gian truyền tải
trọng công trình xuống một nền đất tốt hơn. Để khắc phục những nhược
điểm của cừ tràm, người ta phát minh ra cọc BTCT. Được cấu tạo Lồng Cốt
Thép với kết cấu như tiêu chuẩn sau đó người ta sẽ đổ bê tông cọc đó,
cường độ của bê tông và cốt thép có thể thay đổi theo yêu cầu của công
trình, rất đa dạng và phong phú.
Những loại cọc thường được sử dụng là
cọc có tiết diện 20×20, 25×25, 30×30 (cm)……Chiều dài cọc thì chúng ta
phải tính toán tùy theo nền đất và tải trọng của ngôi nhà bạn. Với ưu
điểm:
- Tính linh hoạt cao
- Chế tạo dễ dàng
- Hạn chế được những nhược điểm khi thi công
- Giá thành đầu tư tương đối hợp lý.
Chính vì vậy hiện nay cọc làm bằng BTCT đang chiếm ưu thế mạnh mẽ trên thị trường xây dựng.
2. Tại sao phải kiểm tra thật sát sao chất lượng cọc cũng như việc ép cọc trong công trình của bạn?
Nền móng như đôi chân của chúng ta, đôi
chân khỏe khoắn mới giúp chúng ta đứng vững và di chuyễn dễ dàng, nền
móng cũng vậy, nền móng cứng cáp thì công trình mới ổn định và bền vững.
Hầu như những ai hiểu biết về xây dựng, điều quan tâm đặc biệt không
phải là công trình có đẹp, có sang trọng không, mà là công trình đó có
thực sự bền vững? Việc kiểm tra chất lượng cọc, ép cọc là điều quan
trọng nhất đối với các kỹ sư xây dựng như chúng tôi.
Kiểm tra chất lượng ấy như thế nào, và
ra sao? Trước tiên chúng tôi giúp bạn tính toán cần phải dùng bao nhiêu
cọc, cọc dài bao nhiêu và tiết diện bao nhiêu. Sau đó (nếu có điều kiện)
tôi và bạn cùng nhau đi giám sát chất lượng Cốt Thép và Bê Tông khi đến
quá trình gia công cọc. Đây là điều mà đa số các công trình nhà ở đều
xem nhẹ. Nếu không có điều kiện, bạn hãy tìm mua cọc với đúng những gì
chúng tôi yêu cầu, chất lượng phải đạt yêu cầu.
Các điều kiện về chất lượng của cọc bao gồm:
- Kích thước tiết diện, chiều dài cọc.
- Cấu tạo của lồng cốt thép.
- Cường độ của bê tông, cốt thép, cấu tạo cọc.
- Cách thức đổ bê tông cọc,…
Đó là những điều kiện để đảm bảo chất
lượng cọc đạt yêu cầu cao nhất. Nếu bạn có đủ khả năng kiểm soát những
việc đó thì rất tốt. Nếu không bạn hoàn toàn có thể tin tưởng chúng tôi
để làm công việc kiểm soát giúp bạn.
3. Có bao nhiêu dạng ép cọc trên thị trường? Là gì? Kiểm soát ra sao?
Hiện nay trên thị trường, có 2 loại được
dùng và phổ biến nhất là Dạng Ép Tải và Dạng Ép Neo. Đặc điểm chung của
2 loại này là đều dùng giàn ép thủy lực giống nhau. Khác nhau ở chỗ đối
trọng. Dạng ép tải thì dùng các khối bê tông hoặc thép. Dạng ép neo thì
dùng các đầu neo khoan vào đất. Mục đích chung của 2 dạng này là kháng
lại lực ép đưa cọc xuống nền đất khi tiến hành ép cọc.
Việc áp dụng dùng dạng cọc nào cũng có
thể cân nhắc khi sử dụng. Hiện nay, phổ biến nhất là dùng dạng Ép Tải.
Vì tính linh hoạt, thi công nhanh của nó nhưng ngược lại những công
trình có mặt bằng giao thông chật hẹp bắt buộc phải sử dụng dạng Ép Neo
cho công trình.
Để kiểm soát chất lượng của việc ép cọc.
Đầu tiên, ta phải kiểm tra Giàn máy ép có đã được kiểm định, đảm bảo
đúng thông số yêu cầu, tiếp theo kiểm tra việc cẩu lắp cọc vào, tiến
hành ép, ta kiểm tra tải trọng ép tương đương với chiều dài cọc đầu
tiên. Khi kiểm tra trong lúc ép, ép hết lực ép thiết kế và độ sâu đạt
yêu cầu, ta chọn được chiều dài cọc để tiến hành ép cọc đại trà.
4. Các sự cố thường xảy ra khi ép cọc BTCT là gì?Xử lý những sự cố đó như thế nào?
Đầu tiên là điều những người chọn phương
án ép cọc quan tâm nhất. Liệu khi tiến hành ép cọc, có gây lún nứt hay
tệ hơn là sập nhà kế bên? Xin trả lời chắc chắn là không nếu chúng ta
đảm bảo quy trình thi công.
Cụ thể là chúng ta sẽ yêu cầu đơn vị ép
cọc khoan 1 đoạn trước, sau đó mới tiến hành ép vào lỗ khoan đó, việc
này sẽ giúp hạn chế tối ta xung lực truyền ra trên lớp đất phía trên gây
lún nứt nhà bên cạnh. Đoạn khoan dẫn đó thường khoảng từ 1mét đến 2mét
tùy theo địa hình. Khi ép cọc chỉ ép gần đến tải trọng quy định, không
nên ép quá tải trọng để tránh trường hợp bị nổ trong lòng đất.
Khi đã có chiều dài cọc cụ thể nhưng
không ép xuống hết được còn dài mặc dù đã đạt tải trọng thiết kế, việc
này cần phải nhờ đến những đơn vị có chuyên môn giải quyết. Việc chúng
ta cố ép hết cọc có thể ảnh hưởng tới khả năng chịu lực cho công trình,
nếu lớp đất bên dưới đất tốt là lớp đất xấu.
Còn rất nhiều sự cố khác mà khi thi công
ép cọc các bạn phải gặp. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên giao
cho các đơn vị có kinh nghiệm hoặc giao cho chúng tôi việc kiểm soát
chất lượng, hiệu quả của ép cọc. Điều này là rất cần thiết để công trình
chúng ta được bền vững.
5. Ưu điểm và nhược điểm của Phương án ép cọc BTCT là gì?
Ưu điểm:
- Tính linh động.
- Có thể áp dụng được cho nhiều dạng công trình ở hầu hết mọi đia đểm.
- Tải trọng chịu được của loại cọc này khá lớn, đủ sức để chịu tải trọng của ngôi nhà bạn.
- Cách thức ép dễ kiểm soát, chất lượng cọc và phương án thi công tương đối dễ theo dõi.
- Thời gian thi công nhanh .
Nhược điểm:
- Khó có thể áp dụng đối với những loại tải trọng lớn.
- Không thể thi công với địa hình đất cực yếu.
- Khi ép nếu không cẩn thận có thể gây
ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Cho nên bạn phải cực kỳ cẩn thận
trong việc giám sát thi công.
- Đối trọng phải tính toán kỹ.
(Sưu tập)
0 comments:
Post a Comment